Hiện nay, khái niệm ví điện tử và ngân hàng số vẫn được đa số người tiêu dùng xem chúng là một, nhưng thật ra đây là hai ứng dụng công nghệ khác nhau và sử dụng độc lập với nhau.
1. Ví điện tử là gì?
Xuất hiện ở Việt nam từ năm 2015, cho đến nay chặng đường phát triển 5 năm của Ví điện tử ngày càng một mạnh mẽ. Bắt kịp xu thế của người tiêu dùng, các nhà cung cấp dịch vụ ví điện tử đã không ngừng phát triển và nâng cấp các ví điện tử để phục vụ khách hàng hiện đại. Cập nhật thông tin từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vào ngày 20/08/2020, đã có mặt 37 ví điện tử tại Việt Nam.

Tương tự như một chiếc ví truyền thống dùng để chứa đựng tiền mặt của cá nhân có thể cầm, nắm được thì ví điện tử cũng là một chiếc ví chứa đựng tiền của bạn trên nền tảng online. Ứng dụng ví điện tử có thể liên kết với nhiều tài khoản, thẻ ngân hàng khác nhau.
Ví điện tử có hai dòng tiền là tiền trong ví do người dùng nạp vào và tài khoản liên kết ngân hàng.Tiền trong ví có thể đến từ tiền mặt được nạp trực tiếp tại các điểm giao dịch, tiền từ tài khoản ngân hàng chuyển đến ví,… Đối với tài khoản có liên kết ngân hàng, khi thanh toán giao dịch tiền có thể được trừ trực tiếp vài số tiền trong tài khoản.
Những tính năng phổ biến của ví điện tử hiện nay bao gồm:
- Thanh toán hóa đơn điện, nước, cước internet, điện thoại, vé xe, vé máy bay.
- Mua sắm và thanh toán dịch vụ ăn uống giải trí.
- Chuyển tiền nhanh chóng giữa các tài khoản ngân hàng.
- Nạp/rút tiền từ tài khoản điện tử nhanh chóng giúp cho việc giao dịch mua sắm trở nên an toàn, đơn giản hơn.
Với sự tiện lợi của ví điện tử, việc sử dụng ứng dụng này sẽ mang lại bạn rất nhiều ưu điểm như:
- Tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí đi lại để thanh toán.
- Hạn chế sử dụng tiền mặt, tránh nguy cơ tiếp xúc nhất là trong mùa dịch này.
- Quản lý tài chính, chi tiêu dễ dàng hơn.
- Chỉ cần có 1 chiếc smartphone là có thể thao tác dễ dàng.
- Kết nối được với tài khoản của nhiều ngân hàng.
2. Ngân hàng số là gì?

Việc giao dịch ở các Ngân hàng thường sẽ mất thời gian chờ số đến lượt của mình, thời gian giao dịch trong giờ hành chính nên không hỗ trợ được những nhu cầu giao dịch của người dùng. Nhờ có công nghệ thông tin, đã đưa ra một giải pháp cho Ngân hàng Truyền thống, đó là Ngân hàng Điện tử đã ra đời.
Một cách hiểu đơn giản, ngân hàng số (Digital Bank) là hình thức số hóa các hoạt động và dịch vụ của các ngân hàng truyền thống, đơn giản hóa các giao dịch cần thiết của người dùng bằng hình thức online. Bên cạnh các dịch vụ cơ bản, digital bank còn cung cấp thêm nhiều tính năng và dịch vụ từ hệ sinh thái riêng của mỗi ngân hàng.
Ngân hàng số có thể hoạt động trên các nền tảng web và ứng dụng di động. Mỗi ngân hàng khác nhau sẽ có ứng dụng mobile banking khác nhau.
3. Điểm giống nhau của ví điện tử và ngân hàng số
Thanh toán & giao dịch trực tuyến: Ngân hàng số và ví điện tử đều cho phép khách hàng có thể giao dịch không dùng tiền mặt thực hiện các nghiệp vụ thanh toán dịch vụ, hóa đơn, chuyển tiền, … trên app điện thoại hoặc website.
4. Khác biệt giữa hai hình thức này
a. Ngân hàng số:
Cung cấp thẻ và tài khoản ngân hàng để giao dịch: Khi sử dụng dịch vụ ngân hàng số, bạn vẫn sẽ được cung cấp thẻ và tài khoản ngân hàng để có thể giao dịch online và offline.
Hiện nay một số ngân hàng đã cho ra những tính năng mới trên ứng dụng điện thoại như: MB Bank cho phép người dùng mở tài khoản trên ứng dụng điện thoại, ngoài ra người dùng còn được chọn số tài khoản đẹp cho mình, tất cả các thao tác đều thực hiện qua điện thoại.
Các dịch vụ ngân hàng khác cũng được thực hiện trên điện thoại. Đa số các ngân hàng số đều cung cấp đầy đủ các các dịch vụ và sản phẩm ngân hàng như gửi tiền tiết kiệm vay tín chấp, chuyển và nhận tiền, … Tuy nhiên, khác với ngân hàng truyền thống, đa số các dịch vụ và sản phẩm này đều có thể được giao dịch qua thiết bị như máy tính, điện thoại có kết nối mạng Internet một cách dễ dàng, thực hiện bất cứ thời điểm nào.
Các tính năng chỉ có ngân hàng số mới có như: quản lý tài chính cá nhân và doanh nghiệp, chuyển tiền trong hệ thống và chuyển tiền quốc tế, vay nợ ngân hàng, gửi tiết kiệm, tham gia các dịch vụ tài chính như bảo hiểm, đầu tư,… chỉ có thể được thực hiện ở ngân hàng số, ví điện tử thì không thể thực hiện những giao dịch này.
Khi sử dụng người dùng đã có tài khoản ngân hàng và phát hành thẻ thì có thể giao dịch online và offline, đồng thời tiền sẽ được tính trực tiếp vào tài khoản ngân hàng.
Ngân hàng cũng áp dụng các chính sách ưu đãi cho khách hàng gửi tiền online với lãi suất tiền gửi tiết kiệm cao hơn trung bình từ 0,1% – 0,2%/năm so với tiền gửi tiết kiệm tại quầy thông thường.
Hiện nay, một số ngân hàng đã đưa những tính năng vượt trội của công nghệ vào các ứng dụng và tại các cây ATM. Thời gian gần đây, ta đã thấy rõ hệ thống ATM livebank của ngân hàng TP Bank xuất hiện tần suất cao ở TP Hồ Chí Minh. Các cây ATM “thần kỳ” có thể phát hành thẻ ATM tại đó trong vòng 10-15ph, giao dịch bằng vân tay và sinh trắc học không cần nhét thẻ vào ATM.
Hứa hẹn trong tương lai gần đây, các ngân hàng sẽ còn những đột phá mới mẻ trong chính sách lẫn công nghệ để phát triển ngân hàng, thu hút khashc hàng trên nền tảng online lẫn offline.

b. Ví điện tử:
Muốn thanh toán bằng ví điện tử bạn phải nạp tiền từ ngân hàng hay điểm nạp tiền vào thì mới sử dụng được. Bạn cần liên kết ví điện tử với thẻ hoặc tài khoản ngân hàng của mình để có thể sử dụng ví.
Xử lý giao dịch với tốc độ nhanh chóng. Ở thời điểm hiện tại, một số giao dịch như chuyển tiền, rút tiền được thao tác trên ví điện tử được nhà cung cấp trợ giá nên người dùng sẽ được miễn phí trong hạn mức nào đó. Có hơn 10.000 đơn vị chấp nhận thanh toán trên cả nước.
Không cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác: Khác với ngân hàng số, bạn chỉ có thể sử dụng ví điện tử để thanh toán và giao dịch. Ví điện tử không cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác như vay, tiết kiệm, đăng ký thẻ tín dụng, v.v.
Vấn đề về bảo mật cũng là lý do khiến người dùng nên chọn ngân hàng số thay vì ví điện tử. Vì các giao dịch được thực hiện bằng ngân hàng số sẽ được bảo mật chặt chẽ, thông qua smart OTP và được Ngân hàng Nhà nước quản lý trực tiếp.
Sử dụng các ví điện tử sẽ nhận được nhiều ưu đãi, khuyến mãi, giảm giá hơn. Tuy vậy, những chương trình ưu đãi này thường có đặc điểm chỉ áp dụng với những người lần đầu tiên kích hoạt và sử dụng ví điện tử.
5. Kết luận
Xu hướng phát triển của thế giới hiện đại gắn liền với sự phát triển của công nghệ thông tin. Khi công nghệ thông tin phát triển đến đâu thì các ngành nghề cũng theo đó lấy đà mà đưa doanh nghiệp mình vươn lên. Không ngoại trừ lĩnh vực tài chính – ngân hàng cũng đã bắt kịp nhịp tăng trưởng mà ngày càng phát triển mạnh mẽ, đưa những công nghệ mới vào dịch vụ để đến gần với khách hàng hơn. Việc ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động tài ngân nhằm hướng tới một xã hội văn minh, tạo nhiều tiện ích thanh toán cho người dùng, giảm thiểu các thao tác tác nghiệp tại ngân hàng
Ví điện tử hay Ngân hàng số nhìn chung cũng là giải pháp hỗ trợ khách hàng thao tác nhanh chóng tiện lợi hơn, giúp quản lý tài chính trong vài lần chạm. Tùy vào đối tượng sử dụng mà có nhu cầu và mục đích sử dụng riêng mà lựa chọn nền tảng thanh toán và quản lý hiệu quả.
Bên cạnh những ưu điểm và nhược điểm trong thanh toán, các nhà cung cấp dịch vụ đã và đang nhìn nhận vấn đề và đưa ra những hướng đi tốt nhất cho doanh nghiệp cũng như cho trải nghiệm khách hàng. Điều này sẽ tạo kết nối thông tin với các công ty cung ứng sản phẩm, dịch vụ và gia tăng tính bảo mật của ứng dụng trên cơ sở tạo thuận lợi cho người dùng. Trong tương lai, mọi thao tác thanh toán cho những nhu cầu thiết yếu hàng ngày của khách hàng như: ăn uống, đi lại đến kinh doanh đều có thể thực hiện thông qua các ứng dụng trên smartphone, xã hội sẽ giảm bớt thanh toán tiền mặt, góp phần gia tăng vòng quay của tiền tệ, tạo nên thêm nhiều giá trị gia tăng cho nền kinh tế và xã hội.
Bài viết tham khảo thông tin từ Cafef và Thời báo kinh tế Sài Gòn.
Quyên Lê
You must log in to post a comment.