Hiện nay, số lượng các ví điện tử xuất hiện ngày càng nhiều. Nhờ đó, người dùng có thêm lựa chọn hơn khi thực hiện các giao dịch và thanh toán. Một số cái tên tiêu biểu có thể kể đến như: Momo, moca, zalopay, vnpay,..vv..
I. Ví điện tử là gì?
Cũng giống như ví truyền thống, ví điện tử cũng là nơi để chứa đựng tiền bạc. Trong đó, người dùng có thể thực hiện các giao dịch trên ứng dụng điện thoại di động. Các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán sẽ cung cấp dịch vụ ví điện tử cho khách hàng bằng cách lập một tài khoản điện tử định danh trên vật mang tin. Ví dụ như chíp điện tử, sim điện thoại di động, máy tính…
Điều kiện bắt buộc khi dùng ví điện tử
Để thiết lập tài khoản, người dùng cần cài đặt phần mềm trên thiết bị của mình; và nhập các thông tin liên quan được yêu cầu.
Để kích hoạt ví, người dùng cần tạo; nhập mật khẩu và bắt buộc phải liên kết với tài khoản hoặc thẻ ngân hàng của mình để có thể sử dụng.
Và để sử dụng ví, bắt buộc điện thoại của bạn phải kết nối với internet hoặc truy cập mạng 3G/4G.
Hạn mức giao dịch qua các ví điện tử cá nhân của 01 khách hàng tại 01 tổ chức cung ứng dịch vụ tối đa là 100 triệu đồng/tháng. (Theo thông tư 23/2019/TT-NHNN)
Chức năng của ví
Chúng cho phép bạn lưu giữ một giá trị tiền tệ được đảm bảo bằng giá trị tiền gửi tương đương với số tiền được chuyển từ tài khoản thanh toán của khách hàng tại ngân hàng vào tài khoản đảm bảo thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử theo tỷ lệ 1:1. Tiện ích của nó giống như thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ.
Tiền của ví này chia làm hai loại: tiền trong ví và tiền từ tài khoản ngân hàng – liên kết thẻ.
Theo đó, bạn có thể sử dụng số tiền trong ví để thực hiện các giao dịch online và thanh toán các dịch vụ offline. Một số chức năng phổ biến của các ví này là:
- Nạp tiền điện thoại, chuyển/nhận tiền
- Thanh toán trực tiếp các dịch vụ ăn uống, mua sắm bằng cách chuyển tiền hoặc quét mã QR code.
- Thanh toán trực tuyến trên các trang thương mại điện tử như Tiki, Shopee,..vv..
- Đóng tiền điện, nước, wifi..
- Mua vé xe, vé tàu, vé máy bay..vv.
Ưu điểm của ví điện tử
- Tương đối dễ sử dụng.
- Giao dịch nhanh chóng, linh hoạt và tiện lợi. Bạn không cần phải cầm tiền mặt hoặc mang ví theo người nhưng cũng có thể thanh toán nhanh chóng chỉ với một chiếc điện thoại có kết nối internet.
- Tích hợp nhiều tiện ích và ưu đãi: nạp tiền điện thoại, mua vé xem phim, vé tàu,..vv..
II. Đừng nhầm lẫn giữa ngân hàng số và ví điện tử là một
Ngân hàng số và ví điện tử có những tính năng khá tương đồng nên không ít lần bị nhầm lẫn và đánh đồng là một. Tuy nhiên, thực tế cả 2 là ứng dụng hoàn toàn độc lập nhau.
III. Pháp lý của ví điện tử tại Việt Nam
Dịch vụ ví điện tử tại Việt Nam đã được NHNN bắt đầu cho phép triển khai thí điểm từ hơn 10 năm trước. Trong giai đoạn thông tư số 39/2014/TT-NHNN có hiệu lực*, NHNN đã tiếp nhận hơn 82 hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Trong đó, có 27 tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử được cấp phép.
Hiện nay, loại hình này càng được người dùng ưa chuộng và các công ty muốn lấn sân sang fintech cũng khá nhiều. Tính đến ngày 10/7/2020, Việt Nam có 35 đơn vị được cấp phép hoạt động cung cấp dịch vụ ví điện tử.

>>>Xem thêm: 35 ví điện tử trong năm 2020 ở Việt Nam là ai?
*Thông tư số 39/2014/TT-NHNN có hiệu lực (ngày 01/3/2015) đến 30/6/2019.
Khó khăn và hạn chế
Mặc dù ví điện tử tại Việt Nam đã phát triển và có chỗ đứng trong lòng của người dùng. Tuy nhiên, chúng vẫn còn tồn động một số khó khăn và hạn chế nhất định.
-
Hạn chế về cơ sở pháp lý
Khung pháp lý hiện hành về hoạt động cung ứng dịch vụ ví điện tử còn mang tính tổng quan, chưa quy định và hướng dẫn cụ thể;
-
Khó khăn trong hoạt động cung ứng dịch vụ.
Hiện tại, để sử dụng được ví điện tử, người dùng cần phải liên kết với tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên, ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, người dân thường không có tài khoản ngân hàng. Điều đó khiến cho việc tiếp cận và phát triển ví ở khu vực đó trở nên khó khăn. Ngoài ra, về hạn mức giao dịch của loại ví này còn đang khá cứng nhắc, nên linh hoạt hơn trong quy định này.
-
Rủi ro về bảo mật thông tin
Việc bảo mật thông tin của ví hiện nay còn khá lỏng lẻo. Đặc biệt là chưa có quy định cụ thể nào về vấn đề này. Bạn có thể mất tài khoản ví khi truy cập vào các website lạ có chứa mã độc. Thế nên, hãy cẩn thận trước khi truy cập vào bất kỳ đường link nào nhé!
Bài viết tham khảo thông tin từ investopedia, timo.vn và tapchinganhang.gov
Thanh Nhị
You must log in to post a comment.