Để đối phó với thiệt hại do Covid-19 gây nên, rất nhiều đề xuất cho rằng Uỷ ban châu Âu nên phát hành trái phiếu vĩnh viễn. Bài viết này sẽ nêu ra một vài nguyên nhân dẫn đến đề xuất này. Đồng thời, đưa ra thông tin về một số quốc gia đã phát hành trái phiếu vĩnh viễn.
1. Tại sao Uỷ ban châu Âu nên phát hành trái phiếu vĩnh viễn?
a) Nhóm đề xuất
– Trái phiếu vĩnh viễn là công cụ tài chính được các chính phủ dùng khi huy động vốn cho ngân sách để tái thiết đất nước. Nhà đầu tư sẽ bỏ tiền ra mua, mỗi năm sẽ nhận được tiền lãi, chứ không nhận lại tiền gốc.
– Có thể xem trái phiếu vĩnh viễn là một công cụ tài chính đặc biệt. Tuy nhiên, hoàn cảnh đặc biệt thì cần dùng đến biện pháp đặc biệt. Đây là lập luận của tỷ phú George Soros trên báo Irlande (số ra ngày 23/04/2020). Mức lãi suất ông đưa ra là 0,5%. Theo đó, mỗi năm số tiền chi trả lãi là 5 tỷ Euro, chưa đến 3% tổng ngân sách của Liên minh Châu Âu.
– Ông Luis Garicano, nhà kinh tế và là nghị sĩ châu Âu, cũng đồng quan điểm trên. Tuy nhiên mức lãi suất ông đề xuất là 2,5%. Trên tờ La Vanguardia của Tây Ban Nha, ông cho rằng mua trái phiếu lúc này là mất sách vốn, nên mức lãi nhận được phải cao thì mới có nhà đầu tư mua.
b) Nhóm phản đối
– Bên cạnh đó, có nhiều ý kiến phản đối đề xuất này. Nhiều người cho rằng phát hành trái phiếu vĩnh viễn có thể có được tiền để sử dụng ngay; tuy nhiên, phải để lại món nợ cho các thế hệ sau.
2. Một số nước đã phát hành trái phiếu vĩnh viễn

– Việc chính phủ phát hành trái phiếu vĩnh viễn không phải là chưa từng xảy ra. Hà Lan đã từng phát hành loại trái phiếu này vào thế kỷ 17. Đầu thế kỷ trước, Vương quốc Anh cũng đã làm việc tương tự. Đến giờ các quốc gia này vẫn tiếp tục trả lãi cho nhà đầu tư.
– Gần đây nhất, Trung Quốc đã phát hành trái phiếu vĩnh viễn với mức lãi suất 4,5% – 5,2%/năm. Mức lãi suất này cao hơn nhiều so với lãi suất trái phiếu chính phủ, chỉ 3%/năm.
Bài viết tham khảo thông tin tại VTV NEWS, Tạp chí Nhà đầu tư.
Huỳnh Duyên
You must log in to post a comment.