1. Bối cảnh thị trường fintech Việt Nam
Theo nghiên cứu của Solidiance, thị trường fintech Việt Nam đạt 4.4 tỷ USD giá trị giao dịch vào năm 2017 và được dự kiến sẽ đạt đến 7.8 tỷ USD vào năm 2020 tương đương với mức tăng 77% trong vòng 3 năm.
Thị trường fintech Việt Nam đang phát triển rất mạnh mẽ, cụ thể:
Năm 2019, đầu tư vào lĩnh vực công nghệ tài chính (fintech) ở Việt Nam chiếm đến 36% tổng số vốn đầu tư vào lĩnh vực này toàn khu vực ASEAN, trong khi năm 2018 con số này chỉ ở mức 0,4%.
Đến năm 2025, tín dụng cá nhân sẽ chiếm khoảng 24% thị trường ứng dụng công nghệ trong dịch vụ tài chính. Nhu cầu tài chính cá nhân ở Việt Nam được cho là sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới (Theo dự báo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).
>>> Xem thêm: Sự bùng nổ của các công ty Fintech
2. Tổng quan về các công ty fintech năm 2020
Cũng theo thống kê của ngân hàng nhà nước, trong 3 năm qua, số lượng công ty fintech đã tăng gần 4 lần. Hiện nay, cả nước có hơn 150 công ty fintech, trong khi 3 năm trước, con số này chỉ nằm ở mức 40.

Song hành với mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế xuống dưới 10% của chính phủ đề ra, xu thế phát triển của ngành này là tất yếu. Các lĩnh vực của hệ sinh thái fintech của Việt Nam bao gồm: ví điện tử, tài chính cá nhân, cho vay ngang hàng, công nghệ bảo hiểm, ngân hàng số, điểm tín dụng, gọi vốn cộng đồng,…Trong đó, 2 lĩnh vực lớn mạnh nhất là Ví điện tử và Cho vay ngang hàng với số lượng thành viên lần lượt là 28 (được cấp phép, trừ NAPAS) và hơn 70 (không chính thức).
Bài viết sử dụng thông tin từ The Leader, Tạp chí ngân hàng, báo Nhân dân
Xuân Hòa
You must log in to post a comment.