Hiện nay Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển mô hình timeshare. Sau những ảnh hưởng của trận đại dịch Covid-19, nhiều nhà chuyên môn cho rằng timeshare là hướng đi tiềm năng đối với bất động sản Việt Nam. Bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu “Timeshare là gì?” và các hình thức phổ biến của mô hình này.
I. Timeshare là gì?
– Mô hình nghỉ dưỡng (timeshare) lần đầu tiên phát triển tại Pháp vào những năm 1960. Đây là các hoạt động chia sẻ thời gian nghỉ dưỡng (sharing vacation time) tại các khu du lịch resort trong một khung phận địa lý nhất định. Nói cách khác, timeshare là việc mua quyền sở hữu một bất động sản trong một khoảng thời gian nhất định và trong một khoảng địa lý được chọn lựa trước. Mô hình này được phát triển tại các nước Châu Á với tên second home.
II. Mô hình mang lại nhiều lợi ích.
– Mô hình timeshare giúp thu hồi vốn khá nhanh và ít rủi ro. Đồng thời, bất động sản cho thuê ở phân khúc du lịch nghỉ dưỡng thường mang lại lợi nhuận cao hơn so với các phân khúc khác.
– Khách hàng khi mua lại bất động sản theo hình thức timeshare thì sẽ trở thành chủ bất động sản trong một khoảng thời gian cố định (gọi tắt là chủ nhà). Việc kết hợp timeshare với hình thức thuê quản lý cho phép chủ nhà có thể giao lại bất động sản cho nhà đầu tư nếu không dùng đến. Lúc này bất động sản sẽ được kinh doanh theo hình thức khách sạn. Lợi nhuận thu được từ việc này được chia sẻ theo hợp đồng cam kết.
– Chủ nhà vừa nhận được nguồn thu từ việc cho thuê vừa tiết kiệm được chi phí đầu tư ban đầu, bảo dưỡng. Đồng thời họ còn hưởng được lợi từ sự gia tăng giá trị của bất động sản trong tương lai.
III. 3 hình thức timeshare phổ biến nhất tại Việt Nam.

1. Deeded interests (hợp đồng bán đứt tài sản).
– Với hình thức này, người mua sẽ nhận được quyền sở hữu tài sản được mua từ chủ đầu tư và vận hành hệ thống timeshare. Lúc này chúng ta tạm gọi họ là chủ nhà.
– Chủ nhà sẽ nhận được quyền sở hữu hợp pháp và quyền sử dụng bất động sản đó. Có một điều đặc biệt là quyền sở hữu này của chủ nhà chỉ tồn tại trong khoảng thời gian được xác định cụ thể trong hợp đồng.
– Với hình thức deeded interests, chủ nhà có các quyền hợp pháp sau:
+ Sử dụng vĩnh viễn bất động sản.
+ Để lại bất động sản như một tài sản thừa kế.
+ Bán bất động sản.
2. Right-to-use (hợp đồng quyền sử dụng).
– Với hình thức này, người mua không có quyền sở hữu bất động sản mà chỉ được sử dụng các cơ sở vật chất trong một thời gian được xác định trước. Khoảng thời gian này được ghi rõ trong hợp đồng.
– Khi hết thời hạn, tất cả các quyền của người mua đối với bất động sản sẽ được xóa bỏ (nếu không gia hạn thêm hợp đồng).
3. Leasehold agreement (hợp đồng thuê bất động sản).
– Hình thức này gần giống với hình thức right-to-use. Người mua nắm quyền thuê bất động sản theo hợp đồng ký kết với chủ đầu tư timeshare. Người mua có quyền sống ở bất động sản đó trong một khoảng thời gian nhất định. Khi thời hạn thuê hết, bất động sản sẽ được trao trả lại cho chủ đầu tư timeshare.
– Câu hỏi đặt ra là: “Đâu là điểm khác biệt giữa hình thức right-to-use và leasehold agreement?”. Sự khác biệt ở đây là thời gian hiệu lực của hợp đồng. Thông thường thời hạn hợp đồng của hình thức leasehold agreement ngắn hơn so với hình thức right-to-use.
Bài viết tham khảo thông tin từ Vietnambiz, Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam.
An Bình.
You must log in to post a comment.