Jack Ma được biết đến như một tỷ phú, doanh nhân nổi tiếng người Trung Quốc. Là người thành lập nên Alibaba – một trong những tập đoàn thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc. Bên cạnh đó, ông cũng đang có tham vọng dẫn đầu thị trường fintech với Ant Financial.
1.Sự khởi đầu của Ant Group
Ant Group, tập đoàn fintech có mối liên kết chặt chẽ về sở hữu với tỷ phú Jack Ma và tập đoàn Alibaba của Trung Quốc mới đây đã thông báo sẽ tổ chức IPO tại Thượng Hải và Hong Kong với giá trị huy động được ước tính lên tới 30 tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay.
Ant Finacial từng được biết đến với tên gọi Alipay và chính thức đổi tên vào tháng 10/2014. Ban đầu, công ty được thành lập chỉ để phục vụ cho dịch vụ thanh toán của khách hàng trên các chợ trực tuyến của Alibaba. Ngoài thanh toán tài chính, công ty còn với các dịch vụ tài chính khác, như cho vay và quản lý tài sản.
Năm 2015, công ty chính thức huy động được tới 4.5 tỷ USD tài trợ từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước, trong đó phải kể đến Ngân hàng phát triển Trung Quốc, CCB Trust,…
2. Từng bước trở thành kẻ khổng lồ
Sau lần gọi vốn thành công đó, Ant Financial đạt mức định giá 45 tỷ USD và tiếp tục có những bước phát triển mạnh mẽ trong năm 2016. Một báo cáo của Credit Suisse cho thấy công ty cũng chính thức chạm mốc 50 triệu người dùng sử dụng hàng năm. Điều này đồng nghĩa 58% giao dịch thanh toán trực tuyến của Trung Quốc được thực hiện thông qua ứng dụng của Ant Financial.
Tới năm 2018, Ant huy động được thêm 14 tỷ USD từ các nhà đầu tư mạo hiểm với mức định giá nằm ở khoảng 150 tỷ USD. Đây được một con số khổng lồ nếu đem ra so sánh với 15.9 tỷ USD – số tiền mà tất cả các công ty fintech tại Bắc Mỹ và châu Âu được các nhà đầu tư đổ vào tất cả trong cùng năm.
Xét trên phương diện toàn cầu, Ant chiếm tới 35% số vốn đầu tư vào các công ty fintech trong năm 2018. Con số này thậm chí vượt qua Paypal – công ty thanh toán trực tuyến hàng đầu thế giới. Về số lượng người sử dụng thông qua thiết bị di động, Ant cũng từng bước tiến lên vị trí độc tôn. Tính đến cuối năm 2018, Alipay có khoảng 700 triệu người dùng thường xuyên.
Tính đến thời điểm hiện tại đối với thị trường Trung Quốc, Alipay và WeChat đang chiếm thế thượng phong với 90% thị phần của ngành thanh toán di động.

3. Mô hình fintech hướng ra thế giới
Khi đã có những dấu mốc thành công đầu tiên ở thị trường Trung Quốc, Ant tiếp tục mở rộng thị trường trên toàn thế giới, có thể kể tới khu vực châu Á và khu vực Bắc Mỹ. Với sự bùng nổ của thương mại điện tử nói riêng và fintech nói chung, đặc biệt là đối với nền tảng điện thoại di động, số lượng người sử dụng của Ant phân bố rộng rãi không chỉ ở Trung Quốc mà còn ở các quốc gia khác trên thế giới.
Tiếp những thành công ấy, Ant bắt đầu chiến lược thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ từ năm 2017, với bước đầu tiên là thỏa thuận với công ty thanh toán First Data để cho phép khách hàng sử dụng dịch vụ của họ tại trên 4 triệu điểm giao dịch.
Công ty đã vô cùng thông minh khi lựa chọn đối tượng khách hàng mục tiêu ở thị trường mới lạ này là những người Trung Quốc đi du lịch tại Mỹ, cho phép họ có thể thực hiện thanh toán nhanh chóng với chi phí tiết kiệm hơn hẳn các dịch vụ truyền thống.
Tính tới cuối năm 2019, công ty hiện có hơn 1,2 tỷ người dùng trên khắp thế giới, trong đó số lượng người dùng nội địa chiếm 75%. Với mục tiêu vào năm 2030 đưa con số này vươn tới 2 tỷ khách hàng, phần lớn là các khách hàng tới từ bên ngoài Trung Quốc, công ty này có chiến lược tập trung chủ yếu vào thị trường châu Á, vốn được họ đánh giá là còn rất nhiều tiềm năng phát triển.
4. Giấc mơ thống trị fintech toàn cầu còn nhiều trở ngại
Thâm nhập thị trường Mỹ đồng nghĩa với công ty phải chuẩn bị đối đầu trực tiếp với các dịch vụ thanh toán trực tuyến của quốc gia này. Alipay của Ant hiện được chấp nhận sử dụng ở 70 quốc gia so với con số 15 của WeChat. Trong khi đó, Apple Pay được chấp nhận ở 15 quốc gia khác nhau, còn Android Pay được hỗ trợ ở 10 nước trên thế giới, thấp hơn nhiều so với Alipay của Ant.
Tuy nhiên, nếu đem so sánh những con số này với con số 200 quốc gia của Paypal, ta có thể dễ dàng thấy một tỉ lệ chênh lệch xấp xỉ 3 lần so với Alipay. Theo số liệu năm 2019, Paypal chiếm thị phần lên tới 14.5% thị trường fintech trên toàn cầu; trong khi đó Ant mới chỉ có được khoảng 8%.
Có thể thấy mặc dù ăn nên làm ra ở quê nhà Trung Quốc, song tại thị trường Mỹ cũng như quốc tế, Paypal vẫn đang bỏ xa Ant một khoảng cách khá xa trên thị trường thanh toán trực tuyến. Tuy nhiên, điều này có thể tạm chấp nhận khi Paypal vốn vẫn tập trung chủ yếu vào mảng thanh toán trực tuyến, truyền thống của công ty. Trong khi đó Ant ngoài Alipay, còn tập trung phát triển nhiều mảng khác liên quan tới đầu tư và bảo hiểm.
Không chỉ vậy, trong khi Paypal vẫn tiếp tục trung thành trong việc chú trọng vào các nền tảng máy tính và website truyền thống. Mặc dù Paypal cũng phát triển dịch vụ trên điện thoại di động tương đối tốt nhưng nếu chỉ xét về mảng này, Ant lại làm tốt hơn hẳn. Vì vậy, sẽ không ngoa khi nói trong tương lai Ant với các dịch vụ khác của mình, hoàn toàn có thể vượt qua Paypal về cả số lượng người dùng lẫn số lượng quốc gia chấp nhận dịch vụ.

5. Tham vọng từng bước xây dựng hệ sinh thái fintech riêng
Có thể nói rằng Ant không thể lớn đến thế nếu chỉ dựa vào thành công của Alipay. Công ty này cùng lúc sở hữu và vận hành một thị trường bảo hiểm lớn, với xu hướng mở bao gồm hơn 80 công ty bảo hiểm dựa trên nền tảng tiếp cận hơn 400 triệu người dùng.
Hơn thế nữa, công cụ Ant Fortune đã giúp việc quản lý tài sản và lập kế hoạch nghỉ hưu trở nên dễ dàng hơn. Bằng chứng cho sự tiện lợi này là tất cả 116 nhà quản lý quỹ tương hỗ của Trung Quốc đều đang sử dụng ứng dụng này, và nền tảng này cũng đang tiếp cận khoảng 180 triệu người dùng. Ant Fortune giúp nhiều người dùng v có thể sử dụng đồng tiền của mình một cách hiệu quả hơn.
Và cuối cùng, ta phải kể đến Yue Bao – một trong những sản phẩm cực kỳ thành công của Ant. Quỹ này khiến việc đầu tư vào thị trường tiền tệ trở nên dễ dàng đối với người tiêu dùng, khi một tài khoản có thể được mở chỉ với khoảng 0,15 đô la.
Với 2 nền tảng nêu trên cùng nhiều loại hình dịch vụ khác, Ant có thể bán chéo các dịch vụ của mình với nhau, hình thành một hệ sinh thái tài chính khép kín và giúp việc mở rộng nhóm khách hàng tiềm năng của họ trở nên dễ dàng hơn.
6. Lời kết
Với tiềm năng khổng lồ như vậy, không khó hiểu khi Ant hi vọng được định giá tới 225 tỷ đô la Mỹ sau khi IPO thành công. Hãng cũng dự kiến sẽ vượt qua Saudi Aramco trở thành công ty có đợt IPO lớn nhất trong lịch sử với giá trị lên tới 30 tỷ đô la Mỹ tại sàn chứng khoán Thượng Hải và Hồng Kông. Phần nào chứng tỏ được những tham vọng của Jack Ma trên thị trường fintech nói riêng và thị trường tài chính nói chung.
Theo như hồ sơ IPO của Ant, công ty đã đạt lợi nhuận 3,2 tỷ đô la trong nửa đầu năm 2020. Trong đó, doanh thu tổng cộng là 10,5 tỷ đô, phản ánh mức tăng trưởng hàng năm là 1.000%. Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang vẽ nên bức tranh ảm đạm lên thị trường tài chính thế giới, đây được xem là một trong những nỗ lực phi thường của Ant Financial.
>> Xem thêm: Sự bùng nổ của các công ty fintech
Bài viết có tham khảo thông tin từ cafef.vn và businessinsider.com
Nhật Minh
You must log in to post a comment.