Ngoài tăng giá cổ phiếu và chia cổ tức, mua lại cổ phần (Stock Buyback) cũng là một cách để công ty chia lại giải thưởng cho nhà đầu tư/cổ đông của mình.
1. Stock Buyback là gì?
Mua lại cổ phần thường là nghĩa tiếng Việt của Stock Buyback. Nó mô tả cho việc mua lại cổ phần mà chính công ty đã phát hành ra trước đây trên thị trường bằng tiền mặt tích lũy. Stock Buyback còn được gọi với cái tên khác là share repurchase. Đây cũng là một cách để một công ty tái đầu tư vào chính mình. Phần mua lại này sẽ được kế toán hạch toán vào tài khoản cổ phiếu quỹ (Treasury Stock hay Reacquired Stock) sau khi việc mua lại hoàn tất.
2. Tại sao công ty phải mua lại?
Một công ty có thể mua lại cổ phần với các mục đích khác nhau:
Bình ổn giá.
Khi giá cổ phiếu của công ty có sụt giảm mạnh và có dấu hiệu bán ra không ngừng của các nhà đầu tư, lúc này công ty sẽ thực hiện “buyback”. Khi đó, việc Stock Buyback sẽ giúp ngăn ngừa sự sụt giảm nghiêm trọng. Đồng thời cũng tạo ra nhu cầu để đẩy giá cổ phiếu lên trở lại.
Tái cơ cấu nguồn vốn.
Việc mua lại cổ phần thường sẽ giúp công ty điều chỉnh được cơ cấu nguồn vốn của mình. Theo đó, sau khi việc mua lại diễn ra dẫn tới hệ số nợ của công ty sẽ tăng và hệ số vốn chủ sở hữu sẽ giảm xuống.
Hoàn trả vốn cho cổ đông.
Các công ty chỉ thực hiện Stock Buyback để hoàn trả vốn cho cổ đông khi đang rơi vào chu kỳ suy thoái; hoặc lượng vốn dư thừa so với nhu cầu. Và nhờ vào việc mua lại cổ phần đó, công ty có thể đảm bảo cho vốn không bị nhàn rỗi kém hiệu quả; các cổ đông có thể đem số vốn hoàn trả đi đầu tư ở nơi khác.
Điều chỉnh cơ cấu thành phần cổ đông
Khi bán lại cổ phần, không phải cổ đông nào cũng bán được. Cho nên, phương pháp mua lại sẽ giúp cho công ty điều chỉnh được cơ cấu và thành phần cổ đông.
3. Cách thức mua lại cổ phần
Đặt mua với giá cố định
Với phương pháp này, công ty sẽ mua lại cổ phần đang lưu hành với một mức giá cố định thường lớn hơn giá thị trường. Đồng thời, công ty cũng công khai thông báo việc mua lại với số lượng cổ phần dự kiến và thời gian cho chương trình mua lại.
Đấu giá
Mua lại theo kiểu đấu giá thì công ty sẽ xác định một biên độ dao động giá mua lại cổ phiếu và tổng số cổ phiếu dự định mua lại và công bố trên thị trường.
Tiếp theo, những cổ đông nào muốn bán lại cổ phần đang nắm giữ có thể gửi lệnh bán. Với mức giá nằm trong khung giá xác định của công ty. Sau đó, công ty sẽ tập hợp lại các lệnh bán và chọn lệnh bán từ giá thấp đến giá cao cho đến khi mua lại đủ số lượng cổ phần theo dự định.
Mua lại cổ phiếu trên thị trường mở
Một công ty có thể mua cổ phiếu của mình trên thị trường mở với giá thị trường. Tuy nhiên, việc thông báo mua lại này thường khiến cho giá cổ phiếu tăng, và có thể gây ra sự hiểu lầm về thông tin. Vì thị trường cho rằng đó là một tín hiệu tích cực.
Mua lại cổ phần mục tiêu
Với phương thức này, công ty sẽ chỉ mua lại cổ phần đối với một bộ phận cổ đông riêng biệt.
Phân phối quyền bán có thể chuyển nhượng
Theo cách thức phân phối quyền bán có thể chuyển nhượng, các cổ đông hiện hành sẽ có quyền bán lại cổ phần cho công ty tại mức giá được ấn định trước khi tới ngày giao dịch. Bên cạnh đó, họ cũng có thể giao dịch để bán lại quyền bán trên thị trường chứng khoán thứ cấp.
4. Ví dụ minh họa cho việc mua lại cổ phần (Stock Buyback)

5. Rủi ro tiềm ẩn của việc
Mặc dù việc mua lại cổ phần có thể đem lại nguồn lợi dài hạn cho nhà đầu tư nhưng chúng cũng đem lại một số rủi ro tiềm ẩn như sau:
– Stock Buyback sẽ trở nên có hại nếu công ty được định giá quá cao mà các tài sản dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt không nhiều. Vì nếu các tài sản có thể dễ dàng chuyển đổi trở lại thành tiền mặt thì khi có biến động thị trường và giao dịch dưới giá trị thực của nó, cổ phiếu của công ty có thể được mua lại với giá chiết khấu; đảm bảo các cổ đông hiện tại nhận được lợi ích tối đa.
– Sự phản ứng ngược của công chúng. Mặc dù việc mua lại cổ phần có thể khiến các nhà đầu tư hài lòng, nhưng đối với công chúng đôi khi lại không. Họ có thể đặt câu hỏi rằng tại sao lợi nhuận lại không được sử dụng để đầu tư trở lại hoặc trả thêm tiền cho công nhân mà lại nâng cao giá trị của các cổ đông. Sự phản ứng ngược này có thể dẫn đến một luồng dư luận xấu, và tất nhiên điều này không hề tốt cho công ty.
Bài viết tham khảo thông tin từ Investopedia, The Balance và Giáo trình Tài chính doanh nghiệp.
Thanh Nhị
You must log in to post a comment.