Trong chứng khoán, nếu như phân tích cơ bản yêu cầu nhà đầu tư phải nắm được thông tin bao quát của ngành/công ty, thì phân tích kỹ thuật đòi hỏi người đầu tư phải sử dụng thành thạo các công cụ định lượng để đánh giá các đồ thị kỹ thuật. Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng. Vậy chúng khác nhau ở điểm nào?
1. Khác nhau giữa hai phương pháp phân tích

2. Mối quan hệ giữa hai phương pháp phân tích
- Chính nhờ vào sự khác nhau cơ bản của hai phương pháp phân tích, việc kết hợp giữa hai phương pháp sẽ giúp nhà đầu tư đưa ra các quyết định khôn ngoan.
- Các nhà đầu tư dựa vào phân tích cơ bản để đưa ra các quyết định đầu tư. Tuy nhiên, trong việc xác định thời điểm ra vào thị trường, các nhà đầu tư lại dựa vào phân tích kỹ thuật.
- Phương pháp phân tích cơ bản là nền tảng. Hai phương pháp phân tích không xung đột với nhau.
- Phương pháp phân tích kỹ thuật giúp khắc phục một vài hạn chế của phương pháp phân tích cơ bản như: khó xác định chính xác được giá trị nội tại, bỏ qua yếu tố tâm lý, khó xác định được thời điểm ngắn hạn.
3. Kết luận
Mỗi phương pháp phân tích đều có những ưu, nhược điểm khác nhau nên không thể xác định phương pháp nào vượt trội hơn trong đầu tư chứng khoán. Việc lựa chọn phương pháp phân tích nào phụ thuộc vào thời gian và mục tiêu của mỗi nhà đầu tư.
Trong khi một số nhà đầu tư thích sử dụng một phương pháp phân tích duy nhất để đánh giá các khoản đầu tư thì sự kết hợp của phân tích cơ bản và kỹ thuật có thể đem lại kết quả tốt nhất.
Phân tích cơ bản thường được sử dụng khi xác định chất lượng của các khoản đầu tư dài hạn vào một loạt các chứng khoán và thị trường, trong khi phân tích kỹ thuật được sử dụng nhiều hơn trong việc xem xét các quyết định đầu tư ngắn hạn như trong các giao dịch chủ động.
Bài viết tham khảo thông tin từ VNDirect, hsc.vn
Minh N.
You must log in to post a comment.