Trong lĩnh vực tài chính, đầu tư, đặc biệt là đầu tư, ROI và RoR là hai chỉ số khá quan trọng giúp nhà đầu tư có thể phân tích, đánh giá, so sánh một cách chính xác cơ hội đầu tư tốt nhất cho mình.
I. ROI là gì?
ROI là viết tắt của cụm từ Return on Investment, là chỉ số rất quan trọng trong bản kế hoạch kinh doanh hoặc chiến lược quảng cáo của một doanh nghiệp. Chỉ số này đo lường tỷ lệ lợi nhuận ròng so với chi phí đầu tư mà doanh nghiệp đã bỏ ra. Chỉ số này là thước đo để đánh giá hiệu quả của một khoản đầu tư hoặc so sánh hiệu quả với một số khoản đầu tư khác.
1. Cách tính ROI
Phương pháp chính xác để tính ROI tùy thuộc vào các mục tiêu chiến dịch, kế hoạch chiến lược của mỗi nhà đầu tư. Dưới đây là một trong những cách tính ROI thông dụng:

2. Đánh giá kết quả
Nếu ROI của một khoản đầu tư là dương ròng, nó có thể đáng giá. Nhưng nếu có các cơ hội khác với ROI cao hơn, thì những tín hiệu này có thể giúp nhà đầu tư loại bỏ hoặc lựa chọn các phương án tốt nhất. Tương tự như vậy, các nhà đầu tư nên tránh ROI âm, nghĩa là lỗ ròng.
3. Ý nghĩa, lợi ích và hạn chế của ROI
a. Ý nghĩa
- ROI là cơ sở để nhà đầu tư có thể đánh giá khả năng trả lãi của doanh nghiệp dựa trên cơ sở lợi nhuận hoạt động của hoạt động đầu tư.
- Giúp nhà quản lý doanh nghiệp có thể đánh giá tác động của đòn bẩy tài chính và ra quyết định huy động vốn dựa trên chỉ số ROI.
- Là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của việc sử dụng vốn. Từ đó, nhà đầu tư có thể đánh giá khả năng sinh lời của một khoản đầu tư và đưa ra quyết định đầu tư có lợi nhất.
b. Lợi ích
Là công cụ phân tích đơn giản, hiệu quả, ROI mang một số lợi ích sau:
- Dễ dàng truyền đạt lên cấp quản lý.
- Chấp nhận triển vọng lâu dài.
- Giúp bạn so sánh các phương án khác nhau
- Nhắc nhở mọi người rằng chi tiêu thông minh sẽ đền đáp lại về mặt tài chính
c. Hạn chế
Khi tính và so sánh ROI giữa cho các khoản đầu tư với nhau, mọi người thường quên mất đi thời gian mua bán đối với một khoản đầu tư. Theo đó, nếu khoảng thời gian mua bán giữa hai khoản đầu tư chênh lệch thì cách tính ROI thông thường sẽ không còn chính xác nữa.
4. Ví dụ minh họa
a. Ví dụ 1 – dùng ROI so sánh hai phương án đầu tư bất động sản, ai có lợi hơn?

b. Ví dụ 2 – dùng ROI và một số hạn chế

Để tính ROI của khoản đầu tư đó, A sẽ phải chia lợi nhuận của mình cho chi phí đầu tư. Tức có nghĩa ROI cho khoản đầu tư 1 = (1200 – 1000)/1000 = 20%
ROI cho khoản đầu tư 2 như sau: ROI = (2800 – 2000)/2000 = 40%
Bạn có thể thấy mặc dù ROI của khoản đầu tư 2 cao gấp đôi khoản đầu tư 1. Nhưng xét về thời gian giữa việc mua và bán của anh A đối với khoản đầu tư 1 là một năm; đối với khoản đầu tư thứ 2 là ba năm.
Do đó, anh A cần điều chỉnh ROI của khoản đầu tư nhiều năm của mình cho phù hợp. Cụ thể, ở khoản đầu tư 2, tổng ROI là 40% với thời gian là 3 năm, ta đem 40% chia cho 3 để có được ROI trung bình hằng năm. Kết quả thu được, khoản đầu tư 2 có ROI hằng năm là 13,33%.
Bây giờ, chúng ta đem so sánh lại với kết quả ROI ở khoản đầu 1 sẽ thấy sự sai lệch. Khoản đầu tư 1 có ROI là 20%, khoản đầu tư 2 là 13,33%.
Với sự điều chỉnh này, có vẻ như mặc dù khoản đầu tư thứ hai của Joe đã mang lại cho anh ấy nhiều lợi nhuận hơn, nhưng khoản đầu tư đầu tiên của anh ấy thực sự là lựa chọn hiệu quả hơn.
ROI có thể được sử dụng cùng với tỷ lệ hoàn vốn (Rate of Return – RoR), có tính đến khung thời gian của dự án.
II. RoR – Rate of Return là gì?
Rate of Return – RoR có tên gọi tiếng Việt là tỷ suất lợi nhuận, tỷ lệ hoàn vốn hay tỷ lệ lợi tức. Chúng là lãi ròng hoặc lỗ của một khoản đầu tư trong một khoảng thời gian xác định; và được biểu thị bằng phần trăm chi phí ban đầu của khoản đầu tư. Khi tính toán tỷ suất sinh lợi, tức là bạn đang xác định phần trăm thay đổi từ đầu kỳ cho đến cuối kỳ.
1. Ý nghĩa của RoR
Được sử dụng để đo lường lợi nhuận hoặc thua lỗ của một khoản đầu tư theo thời gian.
Có thể áp dụng trên nhiều loại tài sản, từ cổ phiếu đến trái phiếu, bất động sản.v.v.. với điều kiện tài sản đó được mua tại một thời điểm và tạo ra dòng tiền vào một thời điểm nào đó trong tương lai.
2. Công thức tính RoR căn bản
Tỷ suất lợi nhuận = [(Giá trị hiện tại − Giá trị ban đầu) \ Giá trị ban đầu] x 100
RoR đơn giản này đôi khi được gọi là tỷ lệ tăng trưởng cơ bản hoặc lợi tức đầu tư (ROI). Nếu bạn cũng xem xét ảnh hưởng của giá trị thời gian của tiền và lạm phát, tỷ suất sinh lợi thực tế cũng có thể được định nghĩa là số tiền ròng của dòng tiền chiết khấu (DCF) nhận được trên một khoản đầu tư sau khi điều chỉnh theo lạm phát.
Bài viết tham khảo thông tin từ Investopedia, Tuổi Trẻ Online và Vietnambiz
Thanh Nhị
You must log in to post a comment.