Sự thuận tiện là một thành tố quan trọng trong việc kiến thiết các công hệ hướng tới người tiêu dùng. Thực sự, chúng ta dường như có một nhu cầu vô hạn về sự thuận tiện.
Cách đây một tuần khi làm việc ở Hive Singapore, một thành viên ở đây đã giới thiệu mình một số bài viết của bạn Kent Babin, trưởng bộ phận Công nghệ của RedHill, một công ty truyền thông có trụ sở ở đây – người có kinh nghiệm làm việc với các khách hàng chuyên về tiền mã hóa và blockchain nhằm giúp mình hình dung rõ hơn về khái niệm: decentralization. Kent đã dành thời gian suy tư nhiều câu hỏi hóc búa cần tìm kiếm câu trả lời trong đại dương chuỗi và khối (blocks & chains) – một sự phóng chiếu rất thú vị từ công nghệ nền tảng đến người dùng và các định chế đang kiểm soát chúng. Mình đã lược dịch bài một bài viết rất thú vị của Kent ra sau đây:
Tôi đã trải qua nhiều năm làm việc trong không gian “mã hóa” (crypto) và công nghệ chuỗi khối (blockchain) – trải nghiệm này buộc tôi không ngừng quan sát và đào sâu vào tốc độ phổ biến của khái niệm “phi tập trung hóa – decentralization” và những công nghệ hỗ trợ cho nó – từ khi chỉ là một khái niệm đầy hứa hẹn tới khi nó được ứng dụng ra thực tế nhằm cách mạng hóa nhiều ngóc ngách của thế giới mà chúng ta từng biết – sau cùng đến lúc nào đó nó sẽ là một công nghệ lỗi thời (fad).
Cũng như nhiều người, tôi bị quyến rũ ý tưởng rằng “phi tập trung hóa” sẽ được hiện thực hóa mà không phải tốn thời gian tìm hiểu xem liệu có khía cạnh nào của nó thực sự mang tính thực tế. Tôi sẽ không phải đặt các câu hỏi kiểu như liệu chúng ta có cần “phi tập trung hóa” hoặc liệu nó có triển khai được hay không. Thay vì thế, tôi mơ về một viễn cảnh nơi chúng ta sẽ thoát khỏi sự kiểm soát của các định chế tập trung hóa.
Dù vậy, nhiều lời thổi phồng (hype) về công nghệ này đã thực sự bị chìm xuồng, nhiều kẻ cơ hội đã rời bỏ không gian này. Vẫn còn nhiều câu hỏi bỏ ngõ cần tìm kiếm câu trả lời. Các cơ hội sẽ trở nên rõ ràng hơn nếu các thắc mắc xung quanh nó có thể dễ dàng trả lời, theo cách này hay cách khác, bởi những người cổ súy và phê bình “decentralization” đáng tin cậy. Quá trình đào sâu này còn mang nhiều ý nghĩa tinh tế hơn thế, nó không chỉ là ở việc hình thành các quan điểm mà còn ở việc chân nhận các thách thức mà chúng ta phải đối mặt khi “thế giới phi tập trung hóa” trở thành hiện thực.
Đây là một số câu hỏi cụ thể:
Chúng ta có sẵn sàng để đón nhận những thay đổi cần thiết trong phong cách sống dưới thời “phi tập trung hóa”?
Sự thuận tiện là một thành tố quan trọng trong việc kiến thiết các công hệ hướng tới người tiêu dùng. Thực sự, chúng ta dường như có một nhu cầu vô hạn về sự thuận tiện. Chúng ta muốn có nhiều lựa chọn các loại đồ ăn khác nhau mà có thể được vận chuyển đến tận cửa nhà mình, các chuyến xe từ nơi này đến nơi khác chỉ sau một nút bấm, chỉ một vài cái nhấp chuột là đã có thể mua bất cứ sản phẩm nào. Gmail có thể tiên đoán cách chúng ta phản hồi email để đưa ra các gợi ý tự động mà chúng ta không phải mất công gõ; Facebook có thể tự động nhận ra người mà bạn chụp trong một tấm hình để bạn không mất công phải đánh dấu bạn mình. Trên đây là một vài ví dụ nhỏ ngụ ý cho chúng ta thấy cái mà ta đang hướng tới.
Bây giờ chúng ta sẽ xem xét các ứng dụng phi tập trung hóa (DApps) và các giao thức của chúng. Dapps có những đòi hỏi mặc định về việc phải bỏ nhiều nỗ lực sử dụng và duy trì hơn. Bạn phải thiết lập một cái ví, phải kí các giao dịch, quản lý các khối (blocks) để khai thác, chi phí gas phải trả, và các bầu chọn phải thực hiện. Không có gì phải ngạc nhiên về điều này, phải có ai đó làm các công việc mà trước đây được thực hiện bởi các thực thể “tập trung hóa” – đây mới chính là mối lo ngại cho viễn cảnh phi tập trung. Bởi nó đã phá ý tưởng về sự thuận tiện của công nghệ – nó khiến tôi không khỏi băn khoăn bao nhiêu người sẽ nhảy lên con thuyền này. Tôi e là sẽ không có nhiều đâu.
Một ví dụ chân thực là Civil – một nền tảng được sở hữu bởi cộng đồng dành cho các nhà báo độc lập. Để tham gia Civil, bạn sẽ buộc phải bỏ nhiều nỗ lực hơn bình thường để đăng kí. Bạn cần có một tài khoản và một cái ví MataMaske với một ít tiền ETH (tiền mã hóa), sau đó bạn sẽ phải mua các tokens CVL (chữ ký số – mã dùng một lần khi giao dịch để đảm bảo an toàn) – một số ít trong chúng sẽ cần phải được chuyển thành tokens “bầu chọn” (voting) để có thể được sử dụng trên nền tảng này. Tổng cộng có tới 3 giao dịch Ethereum tách rời nhau phải được thực hiện. Chỉ có những người thực sự coi trọng các nhà báo độc lập mới không cảm thấy có vấn đề với những bước này.
Liệu mọi người có trả tiền để sử dụng DApps?
DApps được tạo dựa trên các giao thức giống như Ethereum, có nghĩa là người dùng phải trả tiền mỗi khi hành động của họ tạo ra các dữ liệu được ghi trên ledger (số cái kế toán). Khoản tiền này không quá nhiều nhưng việc chi trả sẽ khiến cho nhiều người ngần ngại khi tham gia DApps. Hãy tưởng tượng rằng bạn sẽ bị thu một khoản tiền nhỏ mỗi lần bạn tải một hình ảnh lên Instagram hay bình luận trên các bài chia sẻ Facebook. Mọi người liệu có còn thường xuyên làm các thao tác họ hay làm hay không? Và những người không có các phương tiện tài chính để chi trả cho các giao dịch có bị gạt ra ngoài lề? Phi tập trung hóa sẽ không quân bằng sự giàu có trên thế giới này.
Việc mua các tokens cần thiết để bạn có thể chi trả cho các giao dịch cũng là một vấn đề. Việc di chuyển từ việc sử dụng tiền mặt trong tài khoản ngân hàng đến tiền mã hóa ETH trong ví MetaMask là một quá trình gồm nhiều bước có thể mất hàng giờ đồng hồ, nếu không nói là nhiều ngày. Phí cũng sẽ được tính ở các bước trong quá trình trên. Trong một thời gian dài, các chi phí cộng gộp có thể trở nên rất lớn.
Chúng ta có cảm thấy ổn với việc phải có trách nhiệm hơn với việc đảm bảo an ninh trên mạng?
Tôi không cảm thấy bị thuyết phục bởi luận điểm này. Việc ghi nhớ một mật mã phức tạp hơn 123456 là đã đủ khó rồi. Điều gì khiến chúng ta nghĩ rằng đại đa số dân chúng sẽ thực hiện các quy trình khởi tạo (seed phases) và sử dụng các ví lưu trữ lạnh lùng (storage wallets). Nó có thể là bước tiếp tiến mới ở khía cạnh tự do, nhưng lại là bước lùi ở sự thuận tiện. Chúng ta có thể cố để nó ít phức tạp hơn, nhưng không phải như vậy sẽ lại gia tăng rủi ro cho người dùng?
Một vấn đề khác là việc đọc các hợp đồng thông minh (smart contacts). Một người bạn của tôi đã chỉ ra rằng một người trung bình không thể có khả năng đọc các đoạn mã của hợp đồng thông minh. Những người trong ngành luật sẽ có vẻ nắm bắt nó dễ dàng hơn khi so sánh. Chúng ta sẽ bước vào một kỉ nguyên mà mọi niềm tin được đặt vào các nhà lập trình (coder), không phải là các luật sư (lawyers) – để thực hiện và tiến hành các hợp đồng một cách thích hợp. Hoặc nó có thể không phải là một thỏa thuận gì lớn lao. Chúng ta đã tin vào những người lập trình nhiều hơn những gì chúng ta tưởng.
Chúng ta có thực sự muốn là người chủ ngân hàng của mình?
Một trong những lý do miễn cưỡng mà chúng ta phải sử dụng các dịch vụ ngân hàng là ở khả năng bảo mật mà họ cung cấp. Việc lưu trữ tiền mặt ở nhà có thể là một ý tưởng tốt cho đến khi bạn nhận ra rằng bạn là người duy nhất chịu trách nhiệm cho việc an toàn của số tiền đó. Có nghĩa là bạn phải trang bị các ổ khóa tốt hơn, để ở một nơi an toàn, một cách cổng chắc chắn, hoặc đầu tư vào một cái gì đó cần thiết. Một vài người sẽ hạnh phúc với việc trên nhưng chúng lại có vẻ rất đắt đỏ với những người khác.
Lưu trữ sự giàu có của bạn dưới hình thức các tài sản số trên một thiết bị lưu trữ lạnh lùng thì cũng tương tự như vậy. Bạn cần phải bảo vệ các thiết bị và các “hạt khôi phục” (recovery seed) theo cùng một cách mà bạn bảo vệ tiền mặt của mình. Thông thường cách tốt nhất để làm điều này là gửi chúng vào một định chế nào có chuyên môn trong việc bảo vệ an toàn các tài sản này.
Tất nhiên cũng có những lợi ích của việc là ngân hàng của chính mình. Về mặt vật lý, bạn đang nắm chính tài sản của mình. kiểu như, có tính đảm bảo hơn là các ngân phiếu hứa hẹn thanh toán từ ngân hàng khi bạn gửi tiền. Thực ra tôi cũng không chắc là nó có đảm bảo hơn hay không. Một lợi ích khác là ở việc bạn sẽ có quyền lực định đoạt việc cho ai vay tiền và với lãi suất bao nhiêu. Các ngân hàng kiếm lợi nhuận từ việc cho vay tiền với lãi suất cao hơn lãi suất gửi tiền của bạn. Vậy tại sao bạn lại không thể kiếm phần bự hơn của miếng bánh này?
Tôi có thể nhìn thấy viễn cảnh mọi người tận hưởng các phương tiện để trở thành người chủ ngân hàng của chính mình. Những điều tôi băn khoăn là, liệu hàng trăm triệu người chưa từng tham gia vào hệ thống ngân hàng sẽ có cùng cảm giác như vậy (unbanked people). Họ có muốn sự an toàn và bảo hiểm gửi tiền gắn với tài khoản ngân hàng hay sự tự do và quyền kiểm soát tài sản số của họ. Trực giác của tôi cho thấy họ sẽ chọn lựa cái đầu.
Đâu là những yếu tố kinh ngạc Wow của hệ thống Phi tập trung hóa?
Tôi nhớ kinh nghiệm đầu tiên của mình với Internet. Đó là vào khoảng năm 1994 hay 1995 gì đó. Tốc độ tải là vào khoảng 4KB/s. Tôi thường sử dùng trình duyệt Mosaic để mở Webcrawler. Kinh nghiệm của việc sử dụng các công cụ tìm kiếm, và tốc độ mà chúng trả về các kết quả, quả thực đã khiến tôi vô cùng kinh ngạc. Thế giới thông tin trở nên khả dụng chỉ trong một khoản thời gian ngắn ngủi.
Kinh nghiệm đầu tiên của tôi với hệ thống phi tập trung hóa là ở việc nghiên cứu về Bitcoin. Vâng, tôi đã có tuổi hơn và trở nên đầy nghi ngờ. Nhưng rõ ràng luôn có những yếu tố “Wow” (kinh ngạc) nằm ẩn dưới một ý tưởng điên rồ nào đó, mà chúng ta không thể dùng kinh nghiệm ngoài đời để phán xét. Việc thực hiện giao dịch Bitcoin đầu tiên cũng giống như khi tôi sử dụng Internet (chủ yếu là bởi tôi sử dụng các dịch vụ tập trung hóa). Chúng không có gì quá độc đáo về điều này. Việc sử dụng các ví ảo đã đưa tôi quay ngược thời gian.
Tôi đã tự hỏi: “Có phải các yếu tố Wow mà chúng ta đang có nằm ở chỗ: các tài sản số đang có giá tăng vọt? Điều này đã thôi thúc nhiều người nhảy vào không gian này năm ngoái – không phải vì chính bản thân tính cách mạng của công nghệ.
Liệu chính phủ và các định chế tập trung hóa có dễ dàng đánh mất sự kiểm soát của họ một cách dễ dành?
Điều này hơi khác thường. Các chính phủ trên khắp thế giới, với một số ít ngoại lệ, sẽ muốn kiểm soát nhiều hơn, chứ không có chuyện ít hơn. Ý tưởng rằng họ sẽ vui vẻ cho phép một cấu thành nào đó của xã hội hoạt động dưới dạng các định chế trong bóng tới thoát khỏi cái khung kiểm soát thực sự khôi hài. Ngược lại, họ sẽ nỗ lực hết sức để đảm bảo rằng điều trên sẽ không bao giờ xảy ra.
Các leadger (sổ cái) liên quan đến tài sản phi tập trung hóa cũng sẽ không giúp cho việc ngăn chặn các đế chế tham nhũng tìm cách tước đoạt đất đai cho lợi ích của nhóm quyền lực, cũng như hệ thống bầu chọn phi tập trung cũng không giúp cản trở việc làm sai lệch kết quả bầu cử.
Hãy nhìn vào cuộc tranh luận về mã hóa giữa BBM và iPhone. Các thế chế chuyên đi rình mò công dân đều cảm thấy e ngại trước các hình thức mã hóa mà họ không thể hóa giải. Việc kiểm soát mã hóa thì quan trọng hơn việc đảm bảo quyền riêng tư của công dân.
Sẽ có nhiều đất nước sẽ được lợi từ các định chế phi tập trung hóa, điều này không có gì phải băn khoăn. Chỉ là khó có thể hình dung những chuyển đổi căn bản trong chính sách quản trị, thậm chí có thể là qua các cuộc cách mạng hoặc bầu cử, để đưa phi tập trung hóa vào thực tế.
Đâu là một nơi hợp lý để cuộc cách mạng phi tập trung hóa có thể diễn ra?
Đúng vậy, nó phải diễn ra ở đâu đó? Một cách logic, một nơi mà con người không thể tin tưởng vào hệ thống tập trung hóa sẽ cực kỳ thích hợp. Một chính phủ tham nhũng xấu xa (kleptocracy) với mức lạm phát phi mã (spiraling inflation) chăng? Một nơi có thể chuyển hóa Bitcoin và Ethereum như là một phương tiện trung gian để trao đổi và thực thi các hợp đồng.
Một viễn cảnh khác, tôi có thể hình dung các thành phố nơi danh tính công dân, bầu cử và việc đăng kí tài sản được phi tập trung hóa. Mỗi công dân sẽ trở thành một nút thắt, qua điện thoại di động, để xác nhận các giao dịch và duy trì mạng lưới. Cách tiếp cận ở quy mô nhỏ có thể trở thành minh chứng để từ đó tiến hành ở mức độ lớn hơn. Như tôi đã đề cập, chỉ có chính phủ mới có thể lèo lái các xu hướng và cách tiếp cận trên, thú vị thay, là việc thực thi tập trung hóa trong bộ áo phi tập trung.
* * *
Suy tư về những câu hỏi này đã dẫn tôi đến kết luận: chúng ta còn một chặng đường rất dài để viễn cảnh phi tập trung hóa trở thành hiện thực. Những công nghệ nền vẫn chưa được đặt vào đúng nơi của nó. DApps vẫn rất vô dụng – cả không gian này vẫn chỉ có lợi cho một số ít – mặc dù ích lợi của được đặt trên nền tảng số đông. Chúng ta có lẽ không cần phải xem sự phi tập trung hóa này như một khái niệm chết yểu – chỉ lưu lại vài dấu chân trong lịch sử công nghệ và kinh tế. Điều cần chân nhận ở đây là con đường dài phía trước còn nhiều khó khăn. Nó đòi hỏi chúng ta phải đóng một vai trò tích cực hơn tới những gì xảy qua quanh chúng ta và cộng đồng – và để chứng minh cho mọi người giá trị của việc kiểm soát chính mình.
Nhưng chúng ta cũng phải đối diện với các câu hỏi hóc búa, những câu hỏi mà câu trả lời của nó sẽ khiến ta rất khó chịu.
Nguồn: keennotes
You must log in to post a comment.