Thuật ngữ P2P dùng để chỉ mạng ngang hàng, kết nối trực tiếp những người dùng máy tính trực tuyến với nhau. Một số nền tảng P2P nổi bật như eBay, Craigslist… Tuy nhiên, trong đó hình thức p2p lending ngày càng trở nên phổ biến hơn bao giờ hết.
1. P2P Lending là gì?
P2P Lending là viết tắt của cụm từ Peer-to-peer Lending, là hình thức cho vay ngang hàng. Theo đó, hình thức này sẽ tạo điều kiện cho các giao dịch nợ bằng cách kết nối trực tiếp người vay và người cho vay trên internet.
Hình thức cho vay này được xem là một ứng dụng thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0. Và là hình thức kinh doanh dịch vụ tài chính dựa trên nền tảng công nghệ (Fintech). Được biết, p2p lending ra đời vào năm 2005 tại Anh và xuất hiện tại Việt Nam từ 2014. Sự xuất hiện đó đã mở ra kênh tiếp cận nguồn vốn mới. Đặc biệt là cho những khách hàng không đủ tiêu chuẩn vay vốn ngân hàng.
2. Lợi ích khi vay ngang hàng
-
Có thể thực hiện giao dịch dễ dàng.
Chỉ cần máy tính hay điện thoại bạn có kết nối internet, bạn có thể dễ dàng thực hiện vay hoặc cho vay với vài cú nhấp chuột đơn giản. Bên cạnh đó, do tất cả đều thực hiện trực tuyến nên bạn có thể vay mọi lúc, mọi nơi.
-
Đơn giản hóa thủ tục.
Bạn sẽ không cần phải trải qua các quá trình xét duyệt cũng như thủ tục pháp lý rườm rà như đi vay tại ngân hàng. Thời gian xét duyệt của hình thức p2p lending nhanh chóng và giao dịch dễ dàng hơn.
-
Đôi bên cùng có lợi.

Khi giao dịch trên nền tảng p2p lending, cả nhà người cho vay lẫn người đi vay đều cùng có lợi. Nó giúp những người có nhu cầu vay tiếp cận được nguồn vốn nhanh chóng, tiện lợi hơn. Đồng thời, lãi suất vay có thể thấp hơn lãi suất của ngân hàng vì chi phí phát sinh giảm bớt nhờ đơn giản hóa thủ tục.
Còn người cho vay có thể tìm được người có nhu cầu dễ dàng, chủ động trong việc lựa chọn khoản vay. Không những thế, người cho vay có thể kiếm được nhiều lợi tức hơn. Vì lợi nhuận cho vay trên nền tảng p2p lending không có trần hay sàn.
-
Có tính linh hoạt cao.
Người tham gia hình thức vay này có thể chủ động đưa ra quyết định/lựa chọn đầu tư/huy động vốn với lãi suất, kỳ hạn phù hợp từng nhu cầu khác nhau.
3. Các rủi ro của hình thức vay ngang hàng

-
Trách nhiệm pháp lý chưa rõ ràng.
Các công ty kinh doanh theo hình thức này hầu hết chỉ đóng vai trò môi giới. Họ cũng chỉ là những người trung gian làm nhiệm vụ kết nối giữa người có nhu cầu. Do đó, khi có tranh chấp xảy ra các công ty này không liên quan trực tiếp nên không có nghĩa vụ giải quyết các tranh chấp đó. Người đi vay và người vay phải tự giải quyết tranh chấp với nhau.
Điều này có thể khiến người cho vay mất trắng mà không nhận bất kỳ khoản tiền bồi thường nào từ các công ty cung ứng dịch vụ p2p lending.
-
Nguồn thông tin khách hàng chưa xác thực.
Vì thiếu hành lang pháp lý nên các công ty p2p lending chưa được phép tiếp cận nguồn thông tin từ CIC. (CIC – Credit Information Center, Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam). Do đó tính chính xác, chất lượng của dữ liệu đôi khi không thật sự chính xác.
-
Thủ tục xác thực KYC (hệ thống nhận biết khách hàng) chứa đựng nhiều rủi ro.
Trường hợp khách hàng cố tình gian lận, đánh tráo hình ảnh trên chứng minh thư/thẻ căn cước sẽ khiến việc thủ tục này phát sinh rủi ro. Theo báo cáo và xác nhận thông qua khảo sát của các công ty p2p lending thì họ rất khó phát hiện ra trường hợp lừa đảo tinh vi như này.
-
Nguy cơ trở thành tín dụng đen.
Người dân dễ bị biến thành nạn nhân của tín dụng đen. Nguyên nhân có thể do những hạn chế về kiến thức tài chính. Một số công ty, cá nhân tín dụng đen lợi dụng phát triển app, web và núp bóng dưới hình thức p2p lending. Điều đó khiến cho tâm lý người có ý định tham gia hình thức này bị ảnh hưởng.
-
Tính bảo mật không được đảm bảo.
Người tham gia có thể bị đánh cắp thông tin, hoặc bị giả mạo. Hoặc có thể bị hacker tấn công sàn giao dịch.
Không những thế, người đi vay còn có thể bị “chặt chém” về lãi suất. Hay phát sinh nhiều chi phí hoặc bị đe dọa, áp đặt khi đòi nợ.
Tóm lại, p2p lending đem lại nhiều cơ hội cho nhưng cũng tồn tại nhiều rủi ro. Do đó, dù bạn là người đi vay hay người cho vay cũng phải thật cẩn trọng trong việc chọn sàn giao dịch (công ty p2p lending). Hãy chọn nơi uy tín như có thẩm định thông tin rõ ràng, có biện pháp quản trị rủi ro..vv..
Bài viết tham khảo thông tin từ Công an Nhân dân, Thời báo Ngân hàng và Vietnamfinance.
Thanh Nhị
You must log in to post a comment.