Hệ số P/S là một trong số các phương pháp phân tích cơ bản trong chứng khoán, bài viết dưới đây sẽ đưa ra cách sử dụng cũng như các ưu và nhược điểm khi sử dụng phương pháp này.
1. Khái niệm về hệ số giá/doanh thu (Price-To-Sales Ratio)
Hệ số giá/doanh thu (Price-To-Sales Ratio) viết tắt là P/S được tính toán bằng cách lấy giá trị thị trường của cổ phiếu chia cho doanh thu của cổ phiếu.
Tỷ lệ giá/doanh thu cho biết thị trường định giá bao nhiêu cho mỗi đô la doanh thu của công ty. Tỷ lệ này có ý nghĩa tham chiếu trong việc định giá các cổ phiếu tăng trưởng chưa tạo ra lợi nhuận hay bị tuột giảm tạm thời.
Công thức xác định:
P/S = Giá trị thị trường/Doanh thu của cổ phiếu
Ví dụ: nếu một công ty chưa thu được lợi nhuận, các nhà đầu tư có thể xem xét tỷ lệ P / S để xác định xem cổ phiếu đang được định giá thấp hay được định giá quá cao. Nếu tỷ lệ P / S thấp hơn các công ty tương đương trong cùng ngành đang có lãi, nhà đầu tư có thể cân nhắc mua cổ phiếu do định giá thấp (Tỷ lệ này càng thấp, khoản đầu tư càng hấp dẫn). Tất nhiên, tỷ lệ P / S cần được sử dụng với các tỷ số và thước đo tài chính khác khi xác định xem một cổ phiếu có được định giá đúng hay không.
2. Ý nghĩa
- Hệ số P/S cho thấy thị trường định giá bao nhiêu cho mỗi đô la doanh thu của công ty. P/S thấp cũng có thể có hiệu quả trong việc định giá các cổ phiếu tăng trưởng đã bị sụt giảm tạm thời.
- P/S hình thành dựa trên doanh thu và nhằm xác định xem doanh thu được đánh giá như thế nào. Hệ số này càng cao thì giá trị được đánh giá từ doanh thu càng lớn.
- Đối với phương pháp này, các nhà phân tích cho rằng tăng trưởng doanh thu mạnh và ổn định là yêu cầu đối với một công ty tăng trưởng. So với tất cả số liệu trên các báo cáo tài chính thì thông tin về doanh thu ít bị tác động bởi các thủ thuật trong công tác kế toán.
- Trong các giai đoạn mà doanh nghiệp ở thời kỳ bão hòa, thời kì biến động mạnh hoặc tăng hoặc trường hợp mà thu nhập của công ty bằng 0 thì tỉ số này được sử dụng thay thế cho các tỉ số nêu trên một cách phù hợp.
- Tuy nhiên, thường thì tỉ số này rất ít được sử dụng, các nhà đầu tư thường dùng để so sánh các doanh nghiệp trong cùng ngành nhiều hơn và chính xác hơn là dùng để định giá một doanh nghiệp nào đó
3. Ưu và nhược điểm của hệ số P/S
Ưu điểm:
- Phương pháp tính toán đơn giản, dễ thao tác và thực hiện
- Doanh thu là một số dương ngay cả khi chỉ số EPS âm. Do đó, doanh thu là thường ổn định hơn EPS, P/S sẽ là một chỉ số tốt khi EPS quá biến động.
- Khi sử dụng phương pháp này, nhà đầu tư dễ dàng tìm số liệu của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường, vì thế, phương pháp này đặc biệt thích hợp với nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán, những người gặp khó khăn trong việc tiếp xúc đầy đủ với tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Nhược điểm:
- Hệ số P/S là phương pháp định giá quá đơn giản, nó không đi sâu vào các yếu tố tiềm năng, tốc độ tăng trưởng, khả năng phát triển và rủi ro của doanh nghiệp nên giá trị doanh nghiệp nên giá trị doanh nghiệp tính toán không phản ánh sự khác nhau về cấu trúc chi phí giữa các công ty và doanh thu là một đại lượng phụ thuộc vào sổ sách nên dễ bị bóp méo theo phương pháp ghi nhận doanh thu và chi phí. Vì vậy, trong định giá doanh nghiệp rất ít dùng chỉ số này.
- Ngoài ra, một công ty có thể tạo ra doanh thu và có tốc độ tăng trưởng doanh thu cao nhưng không có được lợi nhuận, hay có thể có dòng tiền từ hoạt động kinh doanh âm.
Ưu và nhược điểm của hệ số giá_doanh thu
Tóm lại, tất cả các kỹ thuật định giá, số liệu dựa trên doanh số bán hàng chỉ là một phần của giải pháp. Các nhà đầu tư nên xem xét nhiều thước đo để định giá một công ty. P/S thấp có thể cho thấy tiềm năng giá trị chưa được công nhận – miễn là còn tồn tại các tiêu chí khác, như tỷ suất lợi nhuận cao, mức nợ thấp và triển vọng tăng trưởng cao. Nếu không, P/S có thể là một chỉ báo sai về giá trị.
>>> Xem thêm: 3 phương pháp định giá cổ phiếu thường dùng nhất
Bài viết sử dụng thông tin từ Vietnambiz, Investopedia và Education.howthemarketworks.com
Hoài Xuân
You must log in to post a comment.