Sàn giao dịch UPCoM là một trong số ba sàn giao dịch chứng khoán lớn tại Việt Nam. Cùng tìm hiểu chi tiết về sàn giao dịch này qua bài viết sau đây.
I. Sàn giao dịch UPCoM.
– Sàn chứng khoán UPCoM (Unlisted Public Company Market) là sàn giao dịch “trung chuyển”. Đây là nơi giao dịch chứng khoán của những công ty đại chúng chưa niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán. Đặc biệt, chứng khoán của những công ty này phải được đăng ký lưu ký tại VSD (Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam).
– Sàn UPCoM được thành lập vào năm 2009. Vào thời điểm đó, chỉ có 10 doanh nghiệp tham gia. Nhưng đến tháng 5/2018, con số này tăng cao và đạt gần 740 doanh nghiệp. Sàn UPCoM được tổ chức bởi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Các biến động trên sàn này được thể hiện thông qua chỉ số UPCoM-Index.
II. Thông tin cơ bản về các giao dịch trên sàn UPCoM.
1. Thời gian giao dịch.

2. Giá tham chiếu.
– Giá tham chiếu là giá được sàn chứng khoán dùng để các nhà đầu tư tham khảo trong quá trình giao dịch. Đây là cơ sở để nhà đầu tư đánh giá thị trường, đưa ra quyết định mua hay bán bán chứng khoán hợp lý.
– Giá tham chiếu trên sàn UPCoM là bình quân gia quyền của các giao dịch thực hiện theo phương thức khớp lệnh liên tục của ngày giao dịch gần nhất trước đó. Trừ trường hợp đặc biệt.
3. Biên độ giao dịch.
– Giá chứng khoán trong một ngày giao dịch sẽ có tăng hoặc giảm tùy theo diễn biến thị trường. Tuy nhiên, mức phần trăm tăng/ giảm của giá chứng khoán trong một ngày giao dịch không được vượt quá biên độ giao động. Ta có khái niệm: biên độ dao động giá là giới hạn dao động giá chứng khoán quy định trong ngày giao dịch được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) so với giá tham chiếu.
– Trên sàn UPCoM, biên độ giao dịch của cổ phiếu đối với ngày giao dịch bình thường là ±15%. Còn đối với ngày giao dịch đầu tiên, con số này là ±40%. Riêng trái phiếu thì không quy định biên độ giao dịch.
4. Giá trần, giá sàn.
– Giá trần là mức giá cao nhất nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua/ bán chứng khoán trong ngày giao dịch. Công thức tính: Giá trần = Giá tham chiếu x (100% + biên độ giao dịch).
– Giá thấp nhất nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua/ bán chứng khoán trong ngày giao dịch được gọi là giá sàn. Cách tính: Giá sàn = Giá tham chiếu x (100% – biên độ giao dịch).
5. Đơn vị giao dịch trên sàn UPCoM.
– Giao dịch theo lỗ chẵn: 100 cổ phiếu; giao dịch theo lô lẻ: từ 1 đến 99 cổ phiếu. Trong đó, giao dịch theo lô lẻ được thực hiện theo cả hai phương thức khớp lệnh và thỏa thuận.
– Đối với giao dịch thỏa thuận thì không quy định đơn vị giao dịch.
– Đặc biệt, không được thực hiện giao dịch thỏa thuận và giao dịch lô lẻ trong hai thời điểm. Một là ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu mới niêm yết. Hai là ngày giao dịch trở lại sau khi 25 ngày tạm ngừng giao dịch, chỉ cho đến khi giá tham chiếu được xác lập từ kết quả của phương thức khớp lệnh liên tục thì hai giao dịch trên mới được thực hiện.
6. Đơn vị yết giá.
– Đối với cổ phiếu, đơn vị yết giá là 100 VNĐ. Riêng đối với giao dịch thỏa thuận và trái phiếu thì không quy định về đơn vị yết giá.
Bài viết tham khảo thông tin từ CTCP Chứng khoán TP. HCM; Vietnambiz.
Huỳnh Duyên
You must log in to post a comment.