1. Khái niệm về tỉ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
Tỉ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (Return On Assets) được viết tắt là ROA.
ROA là chỉ số phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận và tổng tài sản hiện có của doanh nghiệp. Chỉ số ROA cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về hiệu quả của công ty trong việc sử dụng tài sản để kiếm lời.
2. Công thức tính chỉ số ROA

3. Ý nghĩa của chỉ số ROA
– Chỉ số ROA cho biết cứ một đồng đầu tư vào tài sản thì sẽ có bao nhiêu đồng lợi nhuận được mang lại.
– Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA. Do đó, ROA càng cao và càng ổn định trong thời gian dài là dấu hiệu tích cực cho thấy công ty sử dụng tài sản ngày càng hiệu quả và tối ưu các nguồn lực sẵn có.
– ROA đối với các công ty cổ phần có sự khác biệt rất lớn và phụ thuộc nhiều vào ngành kinh doanh. Do đó, khi sử dụng chỉ số ROA để phân tích doanh nghiệp thì nên so sánh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành hoặc so sánh chỉ số ROA qua nhiều năm đối với cùng một doanh nghiệp.
4. Ví dụ minh họa về chỉ số ROA
Nếu công ty A có thu nhập ròng là 1 triệu USD, tổng tài sản là 5 triệu USD, khi đó ROA được tính theo công thức:
ROA của công ty A = Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản x 100% = 20%
Tuy nhiên nếu công ty B cũng có khoản thu nhập tương tự trên tổng tài sản là 10 triệu USD, tương tự ta có ROA của công ty B sẽ là 10%.
Như vậy công ty A hiệu quả hơn công ty B trong việc biến đầu tư thành lợi nhuận.
5. Mối quan hệ giữa ROA và ROE
Cả hai chỉ số ROA và ROE (tỉ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu) đều đo lường khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chỉ số ROE chỉ tính đến lợi nhuận tạo ra trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Còn chỉ số ROA còn tính đến cả nợ của doanh nghiệp do:
Tổng tài sản = Vốn chủ sở hữu + Nợ
Do đó, nếu một doanh nghiệp sử dụng càng nhiều nợ và đòn bẩy tài chính cao thì ROE càng cao khi so với ROA.
Bài viết sử dụng thông tin từ VietnamBiz và Vnexpress
Hoài Xuân
You must log in to post a comment.