Theo khoản 2 Điều 3 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014: “môi giới bất động sản là việc làm trung gian cho các bên trong mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản”.
I. Thực trạng nhân sự môi giới bất động sản tại Việt Nam.
1. Số lượng nhân sự.
– Theo thống kê của Hội môi giới bất động sản Việt Nam, hiện nay có khoảng 300.000 cá nhân hoạt động môi giới. Tuy nhiên, số lượng cá nhân có đủ điều kiện hành nghề chỉ đạt khoảng 30.000 – 35.000 người. Điều này đồng nghĩa với việc chỉ có 10-12%cá nhân đủ điều kiện hành nghề tại Việt Nam hiện nay.
– Nghề môi có tác động lớn đến sự phát triển của thị trường bất động sản. Tuy nhiên, tỷ lệ trên lại khá thấp so với tiềm lực phát triển của thị trường này tại Việt Nam. Tỷ lệ trên cần được nâng cao nếu muốn phát triển thị trường bất động sản bền vững hơn.

2. Vấn đề đào tạo.
– Bộ Xây dựng đã thực hiện khảo sát và kết quả là có đến hơn 80% nhân viên môi giới không tham gia hoặc chỉ tham một khóa đào tạo cho nhân viên. Tuy nhiên hình thức đào tạo của các khóa này hầu như chỉ là nhân viên cũ truyền lại kinh nghiệm cho nhân viên mới.
– Trong thực tế, khi tuyển nhân viên môi giới các sàn giao dịch bất động sản không yêu cầu bằng cấp chuyên môn. Phần lớn họ chỉ yêu cầu kinh nghiệm trong lĩnh vực bán hàng. Vì thế nên hầu hết đội ngũ này đều thiếu kiến thức cơ bản của nghề môi giới (sự hiểu biết về pháp luật, hiểu biết về ký kết hợp đồng,…).
II. Những quy định pháp luật liên quan.
1. Điều kiện hành nghề.
– Điều kiện hành nghề được quy định trong Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 với những quy định và chế tài cụ thể.
– Theo Điều 62 của bộ luật này quy định:
+ Tổ chức/ cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản phải thành lập doanh nghiệp. Doanh nghiệp này cần có tối thiểu 2 người có chứng chỉ hành nghề môi giới.
+ Trường hợp cá nhân có quyền kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản độc lập thì phải có chứng chỉ hành nghề, đăng ký mã số thuế và nộp thuế theo quy định của pháp luật.
+ Đặc biệt, tổ chức/ cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới không được vừa là nhà môi giới vừa là một bên thực hiện hợp đồng trong giao dịch kinh doanh bất động sản.
2. Những quy định về xử phạt.
– Hình thức xử phát đối với những hành vi vi phạm pháp luật đối với nghề môi giới bất động sản được quy định cụ thể tại Điều 58 Nghị định 139/2017/NĐ-CP.
– Quy định cụ thể như sau:
+ Phạt tiền từ 10 triệu – 15 triệu VNĐ khi môi giới vi phạm các việc sau:
- Cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới độc lập nhưng không có chứng chỉ hành nghề; hoặc chứng chỉ hết thời hạn sử dụng.
- Cá nhân thực hiện tẩy xóa, sửa chữa, cho mượn/ cho thuê/ hoặc thuê/ mượn chứng chỉ hành nghề để thực hiện các việc liên quan đến môi giới bất động sản.
+ Phạt tiền từ 30 triệu – 40 triệu VNĐ đối với hành vi:
- Kinh doanh môi giới nhưng: không thành lập doanh nghiệp theo quy định; không có đủ chứng chỉ hành nghề hay chứng chỉ hết thời hạn sử dụng.
- Không lập hợp đồng môi giới; hay hợp đồng môi giới không đầy đủ những nội dung. Về hợp đồng mối giới bạn có thể đọc tại Điều 61 Luật Kinh doanh bất động sản.
3. Về việc cấp chứng chỉ hành nghề.
– Thông tư 11/2015/TT-BXD quy định cụ thể về việc:
+ Cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản.
+ Hướng dẫn việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức hành nghề môi giới.
+ Điều hành sàn giao dịch bất động sản.
+ Thành lập, tổ chức hoạt động của sàn giao dịch bất động sản.
Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn đọc hiểu hơn về nghề mối giới bất động sản.
Bài viết tham khảo thông tin từ Thời báo Kinh tế Sài Gòn; Thư viện Pháp luật.
Huỳnh Duyên
You must log in to post a comment.