Ponzi thường được nhắc đến như một mô hình lừa đảo tồn tại hàng trăm năm nay. Mô hình này được sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau. Ở Việt Nam có rất nhiều cá nhân, tổ chức sử dụng mô hình này nhằm trục lợi bất chính từ các nhà đầu tư. Vậy Ponzi là gì? Liệu đây có phải là mô hình chúng ta nên đầu tư?
1. Khái niệm Ponzi
Ponzi là hình thức vay tiền của người này và đem tiền đó trả cho người khác. Người đi vay thường cam kết sẽ trả lợi tức cao cho những người cho vay. Thậm chí người cho vay còn nêu ra những tấm gương đã từng nhận lợi tức cao trước đây nhằm thuyết phục và hấp dẫn người cho vay. Người cho vay sau khi nghe những lời mật ngọt thì bị hấp dẫn bởi khoảng lợi tức cao, họ còn giới thiệu nhiều người cho vay mới để tham gia chung. Như vậy, người đi vay càng ngày càng được vay nhiều khoản tiền lớn hơn.
Đây là mô hình gian lận đầu tư, Ponzi đem đến hứa hẹn mang lại tỉ lệ lợi nhuận cao nhưng ít rủi ro cho các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư khi tham gia vào Ponzi sẽ có được lợi nhuận từ các nhà đầu tư đến sau. Những nhà đầu tư khi tham gia vào mô hình này sẽ tập trung sức lực vào việc thu hút càng nhiều khách hàng đầu tư càng tốt.
Mô hình Ponzi cơ bản dựa vào dòng đầu tư mới để đem lại lợi nhuận cho các đầu tư cũ, nếu dòng tiền cạn kiệt, mô hình này sẽ sụp đổ.
2. Nguồn gốc mô hình Ponzi
Mô hình này được đặt tên theo kẻ lừa đảo khét tiếng Charles Ponzi. Sinh ra vào năm 1882 ở Parma, Italy. Đã từng theo học ở trường Đại học Rome La Sapienza nhưng Charles Ponzi chưa bao giờ tốt nghiệp. Đối với ông, khoảng thời gian học đại học là thời kì bấp bênh nhất thời kì trai trẻ của ông. Bởi Charles Ponzi cảm thấy tiêu tiền là thứ hấp dẫn nhất trên Trái Đất.
Sau khi đã tiêu hết tiền, Ponzi di cư sang Mỹ vào năm 1903. Trong suốt chuyến đi, ông ta đã tiêu hầu hết số tiền của mình vào bài bạc. Cuối cùng Ponzi đặt chân lên đất Mỹ chỉ với 2,5 USD và 1 triệu USD niềm hy vọng. Ông đã phải làm rất nhiều nghề như rửa chén bát, bán hàng rong. Sau đó đặt chân đến Canada để làm nhân viên ngân hàng và cuối cùng trở thành một tên lừa gạt khét tiếng.

Vào năm 1907, Ponzi bị bắt bởi cảnh sát Canada vì tội làm giả séc. Với tội danh này, ông ta phải lãnh án 3 năm trời trong nhà tù ở Quebec. Tuy nhiên khi vừa ra tù, Ponzi vẫn quay lại con đường phạm pháp, lần này ông buôn lậu 5 người nhập cư Ý vượt biên sang Mỹ. Tuy nhiên, lại một lần nữa ông ta bị công an tóm và lãnh thêm 2 năm tù trong một nhà tù ở Atlanta. Mãi đến 8/1919, Ponzi nảy ra một ý tưởng lừa đảo mới khi ông ta mở lá thư của người phóng viên từ Tây Ban Nha. Khi mở lá thư, ông ta thấy một tờ giấy có tên gọi là phiếu hồi đáp quốc tế (IRC).
Vào thời diểm đó, dịch vụ bưu chính sử dụng những phiếu hồi đáp quốc tế. Các phiếu này cho phép người gửi thanh toán trước phí tem cho người nhận để họ gửi thư hồi đáp. Người nhận sẽ lấy những phiếu này đổi lấy tem bưu chính ở các ngân hàng địa phương để gửi thư hồi âm.
Chính vì sự biến động giá tem thư ở các nước khác nhau, một số nước giá tem thư cao hơn các nước còn lại. Ponzi đã thuê và kêu gọi nhiều đại lý mua lại những phiếu giảm giá tem ở những nước rẻ để gửi lại cho ông. Sau khi đã có những phiếu giảm giá, ông đem đổi thành những tem thư ở các nơi đắt đỏ rồi đem bán để kiếm lợi nhuận
Đây là dạng mua bán không hợp pháp, khi đã kiếm được kha khá tiền, Ponzi ngày càng trở nên tham lam và mở rộng mô hình này hơn nữa. Ông hứa hẹn với các nhà đầu tư với mức lợi nhuận 50% trong 45 ngày và 100% trong 90 ngày. Các nhà đầu tư ngay lập tức bị thu hút bởi mới lợi nhuận này nên lần lượt kéo nhau đầu tư. Tuy nhiên Ponzi thay vì đem tiền đi đầu tư, ông ta dùng khoản tiền của người mới để trả cho người cũ, phần chênh lệch được xem như lợi nhuận của ông. Tuy nhiên mô hình này chỉ tồn tại đến 1920 vì những cuộc điều tra nhắm vào công ty của ông
3. Sự biến tướng của mô hình Ponzi
Trong khoản thời gian gần đây, các vấn đề liên quan đến lừa đảo tài chính có dấu hiệu gia tăng. Các đối tượng lừa đảo cũng đã nhắm đến các vùng quê, nơi có nhiều người dân thiếu hiểu viết về các thủ đoạn lừa đảo tài chính. Hậu quả xảy ra rất lớn cho nhiều gia đình thôn quê, nhiều người mất tiền, nhiều người tán gia bại sản, nhiều người bị lừa mất tiền vì trả thù nên đã bị vướng vào vòng lao lý.
Do sự phát triển của công nghệ, bên cạnh những mô hình truyền thống, ngày càng xuất hiện nhiều mô hình Ponzi lừa đảo 4.0 như: ủy thác bao cháy tài khoản (ủy thác cho môi giới chơi, đảm bảo không cháy tài khoản) cho các sàn FX (vàng – ngoại hối) và BO (quyền chọn nhị phân) – điều mà các sàn quốc tế lớn có giấy phép và trực thuộc các định chế tài chính hay ngân hàng không bao giờ làm.
Ngoài ra, một số vụ ICO trên thị trường tiền mã hóa (tương tự IPO trên sàn chứng khoán) ngày nay bị phát hiện hay huy động vốn trên thị trường này để đầu tư vào Bitcoin hay các Altcoin khác. Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) và Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) cũng đưa ra cảnh báo rằng, số lượng lừa đảo và tội phạm trên thị trường tiền ảo đang đứng hàng đầu thế giới.

4. Nhận biết những mô hình lừa đảo
Ngày nay trên thị trường càng ngày càng suất hiện nhiều mô hình lừa đảo. nếu không tỉnh táo, có thể bạn sẽ mắc bẫy. Vì vậy khi phát hiện ra những điều sau đây, có thể bạn đang gặp phải mô hình Ponzi.
Thứ nhất, những kẻ lừa đảo sẽ hứa hẹn lợi nhuận khi tham gia là cực cao, vài phần trăm đến vài chục không chỉ vài năm, vài tháng mà là vài tuần.
Thứ hai, những kẻ lừa đảo còn dựa vào các mô hình ủy thác cho sàn, cho dự án, được họ dựng lên. Với cam kết nếu bạn không biết đầu tư, hãy gửi tiền cho họ vì họ có chuyên gia đầu tư bách phát bách trúng. Tuy nhiên sau khi nhận tiền của bạn, họ tuyên bố phá sản và “cao chạy xa bay”.
Thứ ba, một số hình thức lừa đảo bằng cách hứa hẹn trả lãi cao, nhưng không phải bằng tiền mặt. Kẻ lừa đảo sẽ phát hành một loại token, chứng khoán, tiền điện tử của dự án cho người tham gia mặc dù ban đầu họ đầu tư bằng tiền mặt. Số tiền ảo này tất nhiên sẽ không rút được, số tiền này chỉ được giao dịch ở sàn nội bộ cho chính chủ dự án đặt ra. Nghĩa là tiền lời đó chỉ có trên giấy.
Thứ tư, cũng có trường hợp, chủ sàn trả tiền lời bằng tiền thật theo như cam kết. Tuy nhiên, số tiền được trả lại luôn luôn dưới tổng tiền nộp vào trước khi sàn… biến mất. Ví dụ khi các nhà đầu tư nộp 100 triệu, những kẻ lừa đảo sẽ hứa trả 10% trong một tháng. Sau đó, các kẻ lừa đảo sẽ trả lãi đều đặn 6-7 tháng rồi chuồn đi mất.
Thứ năm, một số sàn lừa đảo các nhà đầu tư bằng cách sửa lệnh hệ thống. Vì thế, khi nhà đầu tư tham gia thì đồng nghĩa lệnh của họ sẽ bị sửa trên hệ thống. Các nhà đầu tư cứ tưởng đánh theo thị trường nhưng thực tế là đánh với sàn và luôn bị cho thua.
Bài viết này sử dụng nguồn từ vietnamfinance.vn, vietnambiz.vn và vietnamnet.vn
Anh Tuấn
You must log in to post a comment.