Việc sử dụng mô hình giá trong giao dịch chứng khoán là vô cùng quan trọng đối với các trader. Các trader có thể dựa vào đây để đưa ra quyết định giao dịch một cách chính xác và hiệu quả hơn. Một trong những mô hình giá phổ biến hay sử dụng trong lĩnh vực này đó chính là Cup & Handle.
1. Khái niệm
Mô hình Cup & Handle hay còn gọi là mô hình cốc và tay cầm trên biểu đồ cột ngang, là mô hình đồ thị tương tự như cốc và tay cầm.
Phần cốc được hình thành khi giá bắt đầu giảm nhẹ, sau đó giá tiếp tục đi xuống, tạo thành đáy cốc, rồi nhẹ nhàng tăng trở lại, tạo thành hình “U”.
Phần tay cầm là một sự hồi giá nhẹ, theo sau phần cốc của mô hình. Sau đó là sự đảo chiều theo hướng đi lên, phần tay cầm thường sắc nét nên có hình chữ “V” và không giảm nhiều như phần cốc.
2. Đặc điểm của mô hình cốc và tay cầm
a. Vòng thời gian trung bình của mô hình cốc và tay cầm

b. Chiều cao trung bình của mô hình cốc và tay cầm
Theo kỹ thuật viên người Mỹ William J. O’Neil, mô hình cốc và tay cầm thường hình thành trước xu hướng tăng và có thể mất từ 7 đến 65 tuần để hình thành, nhưng phần lớn là từ 3 đến 6 tháng.
Khoảng cách giữa đỉnh cốc và đáy cốc là 12% đến 15% nhưng có thể lên tới 33%, tạo thành phần cốc có đáy không quá sâu.
Các tay cầm không nên quá sâu, thường hình thành ở nửa trên phần thân cốc.
c. Mức tăng trung bình của mô hình sau khi bị phá vỡ
Theo nghiên cứu của Bulkowski (2005) cho thấy mức tăng trung bình sau khi phá vỡ mô hình cốc và tay cầm là 34%. Ông cũng đưa ra mục tiêu giá cho mô hình sau breakout với mô hình thông thường và mô hình đảo ngược.
Mô hình cốc và tay cầm thông thường
Giá phá vỡ + [(Giá cao nhất của phần cốc – giá thấp nhất tại đáy cốc) x 50%]
Mô hình cốc và tay cầm đảo ngược:
Giá phá vỡ – (Chiều cao của tay cầm x 47%)
3. Các giao dịch với mô hình cốc và tay cầm
Mô hình cốc và tay cầm được coi là một mô hình tiếp tục tăng và được sử dụng để xác định cơ hội mua. Các giao dịch với mô hình giá cốc và tay cầm tương đối đơn giản, các trader chỉ cần chọn thời điểm phù hợp để xác định cơ hội mua.
+ Các nhà giao dịch nên tiến hành mua khi đáy cốc vừa chớm hình thành. Theo dõi khi đường giá có khuynh hướng đi ngang tạo đáy cốc. Khi đường giá chớm cong lên, kèm khối lượng tăng cao hơn so với mức trung bình của giai đoạn liền trước thì mua vào.
+ Hoặc chúng ta có thể mua vào tại đáy của phần tay cầm. Thông thường, khoảng cách từ miệng cốc xuống đáy tay cầm bằng ⅓ chiều cao của cốc, vì vậy các nhà giao dịch có thể cân nhắc việc mua vào tại đây.
+ Một cách giao dịch khác của mô hình này là mua khi giá phá vỡ đường kháng cự (giá chạm mức đỉnh bên trái của phần cốc).
Bài viết sử dụng thông tin từ Investing.vn và Investopedia
Hoài Xuân
You must log in to post a comment.