Cơ chế tạm dừng giao dịch tạo cơ hội cho nhà đầu tư. Thời gian tạm dừng có thể giúp nhà đầu tư tỉnh táo hơn trong việc phân tích thông tin và đưa ra quyết định hợp lý.
1. Tạm dừng giao dịch (Trading Halt) là gì?
Tạm dừng giao dịch (Trading Halt) là việc tạm ngừng giao dịch đối với một/nhiều loại chứng khoán cụ thể ở một/nhiều sàn giao dịch khác nhau.
Mỗi ngày có hàng ngàn cổ phiếu đến từ các công ty khác nhau được giao dịch trên nhiều sàn. Các công ty này phải chuyển thông tin quan trọng như: sáp nhập, tái cấu trúc, thay đổi nhân sự quản lý cấp cao… đến những sàn giao dịch trước khi thông báo công khai. Dù tin tức trên tiêu cực hay tích cực cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến giá cổ phiếu.
Chính vì thế, để đảm bảo sự công bằng trong giao dịch, điều chỉnh sự mất cân bằng khi đặt lệnh, tạm ngừng giao dịch (Trading Halt) thường được ban hành trước khi thông báo tin tức đó. Các lệnh chọn vẫn có thể thực hiện trong khi tạm dừng giao dịch diễn ra nhưng các lệnh mở thì có thể bị hủy.

2. Lý do khiến chứng khoán Mỹ tạm dừng giao dịch (Trading Halt)
Chứng khoán Mỹ sẽ tạm dừng giao dịch theo cơ chế “Market-wide Circuit Breakers”. Có thể hiểu một cách đơn giản là cơ chế tạm dừng giao dịch.
Theo quy định 2012, cơ chế tạm dừng giao dịch (Trading Halt) này sẽ hoạt động theo 3 cấp độ:
a. Cấp độ 1: cơ chế tạm dừng giao dịch sẽ được kích hoạt khi chỉ số S&P 500 giảm 7% (so với ngày hôm trước) trước 15:25, ngừng giao dịch 15 phút.
b. Cấp độ 2: cơ chế tạm dừng giao dịch sẽ được kích hoạt khi chỉ số S&P 500 giảm 13% trước 15:25, ngừng giao dịch tiếp 15 phút.
c. Cấp độ 3: cơ chế tạm dừng giao dịch sẽ được kích hoạt khi chỉ số S&P 500 giảm 20%, ngừng giao dịch cả ngày.
Bài viết tham khảo thông tin từ Investopedia và Stacey Cunningham – Chủ tịch của The New York Stock Exchange
Thanh Nhị
You must log in to post a comment.