Trong vòng 5 năm qua, trung bình mỗi năm nguồn cung của mô hình cho thuê văn phòng chung (co-working space) tại Việt Nam gia tăng ít nhất 58% (theo CBRE). Tại những đất nước phát triển, nơi mà thị trường cho thuê văn phòng và bất động sản có giá thành khá cao, mô hình co-working space đã trở nên rất quen thuộc từ hơn một thập kỉ qua, thì tại Việt Nam, sự tồn tại của co-working space mới bắt đầu từ một vài năm trở lại đây. Tuy nhiên đây lại được đánh giá là một ngành nghề khá tiềm năng trong vài năm tới.
Lịch sử hình thành khái niệm coworking space
Ý tưởng về việc xây dựng một không gian làm việc chung đã xuất hiện từ rất lâu. Năm 1995, một văn phòng đầu tiên mang tên C-base xuất hiện tại Đức đã mở ra khái niệm nơi làm việc chung. Vào thời điểm này, nơi đây được gọi là một “hackerspace”, một nơi làm việc chung của các hacker, nơi tập hợp cộng đồng hacker tại Berlin.
Đến năm 1999, Bernard DeKoven, một nhà thiết kế game người Mỹ đã lần đầu đặt ra thuật ngữ “coworking”. Khác với những gì mà co-working được hiểu vào thời điểm đó, ông có một định nghĩa và tầm nhìn hoàn toàn khác. Đối với DeKoven, coworking nghĩa là “làm việc cùng nhau, một cách bình đẳng”, hơn là “làm việc cùng nhau, một cách riêng biệt”. Nếu đem ra so sánh, khái niệm mà DeKoven đặt ra có thể khá khác biệt với cách hiểu của chúng ta ngày nay.
42West24 thành lập bởi DeKoven tại New York, cung cấp một môi trường làm việc dễ chịu và linh hoạt cho các nhóm và cá nhân. Tuy nhiên 42West24 thiết đi một yếu tố quan trọng của khái niệm coworking so với ngày ngày nay đó tính cộng đồng. Họ hiếm khi tổ chức các sự kiện dành cho thành viên.
Năm 2002, hai doanh nhân người Áo dần kết thúc thói quen làm việc tại nhà bằng cách tạo ra một không gian nơi những người có cùng ý tưởng, tầm nhìn tập hợp làm việc trong cùng một không gian. Cả hai đã sửa lại một nhà máy cũ thành một không gian sáng tạo dành cho các kiến trúc sư, dịch giả tự do và gọi nơi này là Schraubenfabrik.
Sẽ là một thiếu sót nếu chúng ta không nhắc đến Brad Neuberg, một nhân vật quan trọng đã giúp co-working space trở thành một mô hình thật sự chuyên nghiệp. Ông là người đầu tiên ra mắt một coworking space chính thức tại San Francisco vào năm 2002. The San Francisco Coworking đã không thành công ngay lập tức. Trong thực tế, không có ai xuất hiện trong tháng đầu tiên. Nhưng chẳng mấy chốc, nơi đây thu hút hơn 100.000 thành viên chỉ một năm sau đó.
Vị trí hiện nay của co-working space
Từ khoá “coworking” lần đầu tiên trở thành xu hướng trên Google trong năm 2007. Kể từ đó, khối lượng tìm kiếm từ khoá này đã tăng hơn gấp sáu lần.
Hiện nay coworking đang ngày càng dần thu hút không chỉ startup mà thậm chí cả các tập đoàn lớn như Microsoft, Intel, Dell, Deutsche Bank, General Electric. Theo số liệu nghiên cứu không gian coworking trên thế giới và Châu Á trong hai năm 2017 và dự đoán trong 2018, thị trường coworking sẽ tiếp tục tăng trưởng với tỉ lệ cao. Số lượng coworking space được thành lập trên thế giới tăng từ 8,700 lên 13,800 trong vòng 3 năm từ 2015-2017. Số lượng thành viên tham gia coworking tăng từ 510.000 lên 1.180.000.
Vì sao Coworking space lại phát triển mạnh mẽ đến vậy?
Một số nghiên cứu khoa học về hành vi làm việc đã chỉ ra rằng việc tham gia làm việc chung trong môi trường với nhiều người xung quanh gia tăng sự sáng tạo, kích thích và hiệu quả. Khả năng sáng tạo cũng như chất lượng giải quyết công việc tốt hơn, trên hết là trong trường với tính cộng đồng cao, các mối quan hệ được mở rộng. Đây là lý do mô hình co-working space sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Nguồn: circo
You must log in to post a comment.