Còn nhớ năm 2008, Mỹ – quốc gia có nền kinh tế đi đầu thế giới, đã phải trải qua một thời kỳ khủng hoảng trầm trọng. Con số thiệt hại lên tới 10.000 tỷ USD; 30 triệu người mất việc; 50 triệu người quay lại chuẩn dưới nghèo.
1. Nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng tài chính 2008
Năm 2006, giá nhà đất bắt đầu giảm mạnh so với các năm trước. Đây là dấu hiệu đầu tiên trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Sự nghi ngờ và đổ lỗi
Nhiều người đổ lỗi cho Đạo luật Tái đầu tư cộng đồng (Community Reinvestment Act). Họ cho rằng đạo luật đã thúc đẩy các ngân hàng đầu tư vào các lĩnh vực dưới chuẩn.
Một số khác lại đổ lỗi cho Fannie Mae và Freddie Mac gây nên toàn bộ cuộc khủng hoảng đó. (Biệt danh của Federal National Mortgage Association”, Hiệp hội vay thế chấp quốc gia – FNMA); và “Federal Home Loan Mortgage Corporation”, Tập đoàn vay mua nhà trả góp liên bang – FHLMC).
Nguyên nhân chính
Tuy nhiên, việc bãi bỏ quy định của các công cụ tài chính phái sinh mới là nguyên nhân cơ bản gây nên cuộc khủng hoảng này.
Hai đạo luật bãi bỏ quy định hệ thống tài chính gồm:
- Đạo luật hiện đại hóa dịch vụ tài chính năm 1999 (Đạo luật Gramm-Leach-Bliley);
- Đạo luật hiện đại hóa hàng hóa tương lai đã miễn trừ các công cụ phái sinh khỏi sự giám sát theo quy định;
Chúng đã cho phép các ngân hàng đầu tư vào các công cụ phái sinh liên quan đến nhà ở. Mà những sản phẩm tài chính này lại mạng lợi nhuận khá cao. Chính vì thế, với mong muốn gia tăng nhanh chóng nhu cầu về các công cụ phái sinh, nhiều khoản vay dưới chuẩn được đưa ra “chào mời”. Họ không còn quan tâm đến khả năng chi trả của khách hàng, những khoản vay trở nên rủi ro với tiêu chuẩn dễ dãi hơn.
Cuối cùng, những người đi vay dưới chuẩn bắt đầu vỡ nợ khi bong bóng nhà đất vỡ cùng lúc Fed tăng lãi suất trong năm 2006. Các công cụ phái sinh lúc bấy giờ chuẩn bị trở nên mất giá trị. Nhiều ngân hàng, các quỹ phòng hộ và công ty bảo hiểm bắt bầu cảm nhận được các khoản đầu tư của mình nắm giữ trở nên vô giá trị.
Năm 2007, các ngân hàng bắt đầu hoảng loạn khi họ nhận ra rằng họ sẽ phải chịu lỗ. Sau đó họ đã ngừng cho vay lẫn nhau. Chi phí vay liên ngân hàng hay gọi là Libor cũng tăng. Cục Dự trữ Liên bang (Fed) bắt đầu bơm thanh khoản vào hệ thống ngân hàng thông qua Cơ sở đấu giá kỳ hạn. Nhưng điều đó lại không đủ.
2. Sự trả giá “đắt đỏ” của cuộc khủng hoảng tài chính 2008
Thời kỳ khủng hoảng tài chính 2008 bắt đầu từ tháng 3/2008.

Nhờ những sự can thiệp kịp thời của Chính Phủ Mỹ đã giúp cho thị trường chứng khoán và nền kinh tế dần dần hồi phục.
Bài viết tham khảo thông tin từ The Balance, Business Insider và VnExpress.
Thanh Nhị
You must log in to post a comment.