I. Tầm quan trọng của quản lý tài chính cá nhân
Mỗi chúng ta đều có cho mình một dòng tiền để quản lý dù ít hay nhiều. Từ một đứa trẻ phải nhận số tiền tiêu vặt hàng tháng của bố mẹ để chi tiêu đến một người trưởng thành đã đi làm với mức lương vài chục triệu một tháng, họ đều cần biết cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả nếu không muốn thu không đủ chi.
Quản lý tài chính cá nhân là một kỹ năng mà mỗi chúng ta nên rèn luyện. Tuy nhiên kỹ năng này cần sự rèn luyện và thực hành liên tục.
II. 7 bước quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Quản lý tài chính cá nhân là một khả năng mà mỗi chúng ta nên rèn luyện và xây dựng nó. Sau đây là 7 bước quản lý tài chính cá nhân hiệu quả.
Bước 1: Xác định ngân sách.
Đầu tiên bạn cần xác định những nguồn tiền đầu vào của mình. Các khoản tiền đầu vào của bạn có thể là: lương, thu nhập,… Các khoản đầu vào này có thể định kỳ mỗi tháng hay một khoảng thời gian nhất định.
Bước 2: Đưa ra kế hoạch phân bố chi tiêu vào 3 nhóm chi tiêu chính.
Nhóm 1: Chi tiêu thiết yếu.
Nhóm này dành cho những chi tiêu thiết yếu. Đó là những chi tiêu mà chúng ta phải trả hằng tháng như: hoá đơn điện, nước; tiền thuê nhà;… Đối với những khoản này, bạn có thể xem lại những ghi chép chi tiêu hay hoá đơn để có cơ sở xác định con số dự kiến.
Nhóm 2: Chi phí dự phòng.
Chi phí dự phòng hay còn được gọi là tiền tiết kiệm, quỹ khẩn cấp. Để có con số phù hợp cho khoản này bạn cần trả lời các câu hỏi như: “Những rủi ro nào được cho là khẩn cấp?”; “Chi phí trung bình nếu rủi ro đó xảy ra thì dao”.
Thời gian đầu mới lập quỹ, không nên gượng ép bản thân phải dành nhiều tiền cho nó. Con số dành cho nhóm này ban đầu có thể dao động từ 10% – 15% là tối ưu. Sau vài tháng bạn có thể tăng lên cao hơn nếu thấy tài chính bản thân có khả năng.
Nhóm 3: Chi phí dành cho sở thích.
Nhóm chi phí này được dùng cho việc mua sắm, giải trí,… Đối với những chi phí trong nhóm này bạn có thể xem xét và cắt giảm nếu cần thiết. Vì đây không phải là những hàng hóa thiết yếu. Đôi khi bạn mua một thứ chỉ vì bạn thích ở một thời điểm nhất định. Hãy mạnh dạn đưa ra một con số thấp hơn hiện tại.
Bước 3: Đưa ra dự tính chi.
Tiến hành liệt kê các đầu mối chi bên trong các nhóm (3 nhóm đã chia ở bước 2). Sau đó tiến hành cộng tất cả các khoản chi này để được dự tính chi cho từng nhóm.
Bước 4: Kiểm tra sự chênh lệch giữa dự chi và kế hoạch phân bố chi.
Ở bước này ta so sánh giữa dự chi (bước 3) với kế hoạch phân bố chi (bước 2). Nếu dự chi lớn hơn kế hoạch, hãy xem lại các đầu mối chi ở bước 3. Nếu có bất kỳ chi tiêu nào khiến bạn đắn đo thì đó chính là chi phí bạn cần cắt bỏ.
Bước 5: Giảm sự lệ thuộc vào thẻ tín dụng.

– Thẻ tín dụng cung cấp nhiều tiện ích và tiện lợi khi chi tiêu. Tuy nhiên khi sử dụng nó quá nhiều, vô tình ta rơi vào “cái bẫy” của thẻ tín dụng.
– Một số những bất tiện mà thẻ tín dụng mang lại cho người dùng:
+ Khó kiểm soát hơn nhiều so với khi sử dụng tiền mặt.
+ Phí phát sinh mà không nhận ra.
+ Nợ quá mức có thể dẫn đến chi tiêu ít kiểm soát hơn.
– Những bất lợi trên khiến việc quản lý tài chính cá nhân của người sử dụng thẻ tín dụng mất đi tính hiệu quả. Vì thế hãy cẩn trọng khi dùng thẻ tín dụng để tiêu dùng. Hãy đảm bảo bạn nắm hết được những bất tiện nó mang lại.
Bước 6: Đầu tư sinh lời.
Chi phí dự phòng là chi phí bạn ít khi dùng tới. Khi tiết kiệm đôi khi bạn quên rằng bạn có thể đầu tư để số tiền tiết kiệm của mình “vận động” và sinh ra lợi nhuận. Nếu bạn để tiền của mình đứng yên một chỗ thì điều đó đồng nghĩa với việc tiền của bạn đang mất giá mỗi ngày vì tác động của lạm phát. Ngày nay có nhiều kênh đầu tư để bạn có thể tham khảo và tham gia đầu tư.
Bước 7: Tuân thủ, linh hoạt và kiên nhẫn.
Để đảm bảo kế hoạch chi tiêu được thực hiện và duy trì thì bạn nên tuân thủ những điều đã đặt ra. Tuy nhiên với kế hoạch chi tiêu mới bạn hãy cho bản thân để thích nghi. Đánh giá kết quả và linh hoạt thay đổi để bạn có thể thực hiện nó trong dài hạn. Tự quản lý tài chính cá nhân là một khả năng khá khó thực hiện. Tuy nhiên nếu bạn đủ kiên nhẫn với mục tiêu của mình thì từng bước, từng bước bạn sẽ đạt được điều bản thân mong muốn.
III. 2 quy tắc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả:
1. Quy tắc JARS (6 chiếc lọ):
Phương pháp 6 chiếc lọ còn được nhắc đến với cái tên quy tắc JARS. Đây là phương pháp quản lý chi tiêu cá nhân của T.Harv Eker – một doanh nhân, diễn giả nổi tiếng và là tác giả của cuốn sách “Bí mật tư duy triệu phú”. Phương pháp này chia thu nhập hằng tháng của mỗi người thành 6 chiếc lọ.

Chiếc lọ 1: Necessities – Chi tiêu thiết yếu (chiếm 55%).
– Chiếc lọ này dành các khoản chi phí đáp ứng nhu cầu thiết yếu, sinh hoạt hằng ngày của bạn. Cụ thể, các loại chi phí nằm trong khoản này là: tiền thuê nhà; tiền ăn uống 3 buổi; các hoá đơn sinh hoạt (điện, nước,…); mua sắm quần áo;…
– Nếu những khoản này của bạn chiếm đến 80% thì bạn cần xem lại kế hoạch chi tiêu của mình, tiết giảm lại dần dần để tỷ lệ dành cho khoản này về lại mức hợp lý.
Chiếc lọ 2: Long term saving for spending – Tiết kiệm dài hạn cho tương lai chiếm 10%).
Khoản đầu tư này được dành cho những mục tiêu dài hạn của bạn. Mục tiêu dài hạn ở đây có thể là: mua nhà, mua xe, nuôi con cái, đi du lịch vòng quanh thế giới,…
Chiếc lọ 3: Education – Đầu tư cho sự học của bản thân (chiếm 10%).
Quỹ này giúp bạn có thể có số tiền chi trả cho việc học của mình. Không chỉ khi còn đi học mà ngay cả khi bạn đã tốt nghiệp, bạn cần một khoản tiền nhất định để chi trả cho những khoá học bên ngoài nhằm nâng cao năng lực cá nhân.
Chiếc lọ 4: Play – Khoản dành cho giải trí (chiếm 10%).
Bạn hãy luôn nhớ quản lý tài chính cần sự linh hoạt và chi tiêu đúng mức chứ không phải keo kiệt với bản thân. Mỗi tháng bạn cần dành ra một khoảng tiền nhất định để dành cho việc vui chơi, giải trí, mát-xa,… Đây là khoản bạn dành riêng để chăm sóc cho chính bản thân mình.
Chiếc lọ 5: Financial Freedom – Quỹ tự do tài chính (chiếm 10%).
Đây là nguồn quỹ dự phòng cho tương lai của bạn, dành cho những dự định riêng. Bạn có thể dùng khoản này để đầu tư vào những kênh đầu tư để sinh thêm lợi nhuận. Quỹ này có thể giúp bạn lo cho cuộc sống tuổi già sau này và nghỉ hưu sớm.
Chiếc lọ 6: Tithing or give – Từ thiện (chiếm 5%).
Đây là khoản bạn dùng để quyên góp từ thiện; giúp đỡ những người xung quanh; giúp đỡ bạn bè, gia đình;… Nếu thu nhập của bạn không được cao thì có thể giảm tỷ lệ này xuống, tuy nhiên hãy luôn duy trì chiếc lọ này.
2. Quy tắc 50/20/30:
Quy tắc này là một kế hoạch giúp chia tỉ lệ tổng số tiền chúng ta đang có thành những con số trực quan, đơn giản để giúp bản thân đạt được những mục tiêu tài chính cá nhân.

Với quy tắc 50/20/30, thu nhập của mỗi cá nhân nên được chia thành ba nhóm chính: 50% cho nhu cầu, 30% cho chi tiêu cá nhân và 20% còn lại dùng để tiết kiệm và trả nợ.
50%: Chi trả các chi phí thiết yếu.
Chi phí thiết yếu là những hóa đơn mà bạn phải thanh toán và những thứ chúng ta cần thiết cho cuộc sống hàng ngày. Chi phí thiết yếu bao gồm những khoản chi mà bạn phải bỏ ra bất kể bạn ở đâu, làm gì, có dự định gì. Thông thường, các chi phí thiết yếu của mọi người thường giống nhau. Các chi phí này bao gồm tiền ăn, chi phí đi lại, tiền thuê nhà, hóa đơn tiền điện, nước,…
Để quản lý tiền bạc hiệu quả, bạn hãy cố gắng đừng để tổng chi phí để chi trả các khoản thiết yếu vượt quá 50% số thu nhập của bạn. Nếu lỡ vượt qua, bạn hãy cố gắng để giảm tiền của các hóa đơn xuống, thậm chí trừ đi 5% ở khoản dành cho chi tiêu cá nhân.
20%: Tiết kiệm và trả nợ.
Sau khi đã chi trả các khoản chi phí thiết yếu. Bước tiếp theo để quản lý tiền bạc là dành 20% thu nhập để tiết kiệm, thành lập các quỹ dự phòng. Danh mục này nên được bổ sung khi các danh mục chi trả chi phí thiết yếu được hoàn thành và trước khi bạn thiết lập mục tiêu chi tiêu cá nhân.
Tiết kiệm có thể bao gồm trả các khoản nợ. Tuy các khoản thanh toán tối thiểu cũng được xem là một phần danh mục “nhu cầu”, bất cứ khoản thanh toán bổ sung nào cũng đều có tác dụng làm giảm tiền gốc cũng như tiền lãi phải trả sau này. Vì vậy, thanh toán các khoản nợ cũng được xem là các khoản tiết kiệm.
Mỗi cá nhân nên có ít nhất 3 tháng tiền dự phòng để đề phòng những tình huống không thể lường trước. Để quản lý tiền bạc một cách thông minh, bạn càng bắt đầu tiết kiệm sớm, tương lai sau này bạn sẽ nhẹ nhàng về tài chính hơn.
30%: chi tiêu cá nhân.
Chi tiêu cá nhân được xem là những nhu cầu nằm trong mục những hàng hóa không thiết yếu của bản thân. Điều này có thể là những bữa tối thịnh soạn, những buổi đi chơi với bạn bè, điện thoại mới, quần áo mới,… Khoản chi này thường biến động vào mỗi tháng tùy vào sở thích và cảm xúc của mỗi cá nhân.
Để quản lý tiền bạc hiệu quả, chúng ta cần giảm chi tiêu cho danh mục “mong muốn” này. Thay vì ăn nhà hàng tốn kém, thay vào đó bạn có thể tự nấu ăn tại nhà. Bạn cũng có thể tự tập thể dục tại nhà thay vì đi đến phòng gym.
Danh mục này cũng có thể bao gồm những quyết định nâng cấp thiết bị xung quanh bạn. Chẳng hạn bạn chọn quán sang trọng thay vì quán ăn bình thường như mọi ngày, nâng cấp một chiếc điện thoại mới trong khi chiếc điện thoại bạn đang sử dụng vẫn còn rất ổn,…
IV. 5 lời khuyên của tỷ phú Mark Cuban.

Mark Cuban là tỷ phú người Mỹ từng được biết đến rộng rãi với vai trò “cá mập” trong chương trình Shark Tank và là chủ sở hữu Dallas Mavericks. Dưới đây là những lời khuyên vô cùng thực tiễn của Mark Cuban:
1. Đầu tiên là trả hết nợ và đừng mua những thứ mình không đủ chi trả.
Cuban chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn với MarketWatch: “Khoản đầu tư tốt nhất mà bạn có thể thực hiện là trả hết thẻ tín dụng của mình, trả hết bất kỳ khoản nợ nào bạn có.
Nếu bạn có một khoản vay sinh viên với lãi suất 7 phần trăm, nếu bạn trả hết khoản vay đó, bạn đã ngay lập tức kiếm được 7 phần trăm. Đó là khoản lợi nhuận ngay lập tức của bạn, an toàn hơn nhiều so với việc chọn một cổ phiếu hoặc cố gắng chọn bất động sản, hoặc bất cứ điều gì nó có thể được.”
Tất nhiên, thẻ tín dụng có lãi suất cao hơn nhiều, vì vậy sẽ có lợi ích lớn hơn khi được thanh toán hết. “Sử dụng thẻ tín dụng là OK nếu bạn trả hết vào cuối tháng”, Cuban nói với một người phỏng vấn của Money. “Chỉ cần nhận ra rằng 18 hoặc 20 hoặc 30% bạn đang trả nợ thẻ tín dụng sẽ khiến bạn phải trả giá cao hơn rất nhiều so với những gì bạn có thể kiếm được ở bất kỳ nơi nào khác.”
Đối với các khoản nợ không thể trả nhanh (ví dụ như khoản vay thế chấp hoặc khoản vay sinh viên), ông đề xuất chọn những nơi cho vay lãi suất thấp trong thời kỳ kinh tế đi xuống để tái cấp vốn.
2. Quản lý tài chính cá nhân với việc tiết kiệm 1 năm thu nhập.
Trước đại dịch Covid-19, Mark có chia sẻ với tờ Vanity Fair về việc tiết kiệm thu nhập. Ông cho rằng chúng ta nên cố gắng tiết kiệm sáu tháng thu nhập và giữ nó luôn sẵn sàng. Ông giải thích: “Nếu bạn không thích công việc của mình vào một lúc nào đó hoặc bạn bị sa thải hoặc bạn phải chuyển đi hoặc có vấn đề gì xảy ra, bạn sẽ cần thu nhập ít nhất sáu tháng.”
Tuy nhiên trong bối cảnh ngày nay, ông ấy khuyên mọi người nên tiết kiệm đủ để trang trải chi phí trong 1 năm. Ông nói: “Một khi bạn có thể tiết kiệm một năm chi phí, thì bạn có thể bắt đầu đầu tư và đặt nó vào những thứ có thể đánh giá cao, chẳng hạn như quỹ tương hỗ chi phí thấp”.
3. Đầu tư mạo hiểm thì không sao, nhưng chúng chỉ nên chiếm 10% tổng số.
Cuban thừa nhận các triệu phú và tỷ phú tự thân đạt được điều đó bằng cách chấp nhận rủi ro có tính toán. Vì vậy, đầu tư vào một thứ gì đó hoàn toàn rủi ro là tốt – miễn là bạn chỉ giới hạn nó ở mức 10% tổng các khoản đầu tư của mình.
“Nếu bạn là một nhà thám hiểm thực sự và bạn thực sự muốn ném cơn mưa đá, bạn có thể lấy 10% và đặt nó vào bitcoin hoặc chứng khoán, nhưng nếu bạn làm vậy, bạn phải giả vờ như mình đã mất tiền”, Cuban nói trong cùng một video trên Vanity Fair. “Nó giống như thu thập nghệ thuật, nó giống như thu thập thẻ bóng chày, nó giống như thu thập giày.” Nói cách khác, “Đó là một tờ rơi, nhưng tôi muốn giới hạn nó ở mức 10%”.
4. Mua những thứ giảm giá là cách quản lý tài chính thông minh.
Có thể bạn sẽ phì cười vì cảm giác đây có thực sự là lời khuyên tài chính cá nhân?
Câu trả lời là: “Có!” – Cuban nói. Thật khó để tạo ra tỷ suất lợi nhuận cao trong môi trường đầu tư ngày nay, vì vậy bạn có thể tốt hơn, chẳng hạn như mua kem đánh răng trị giá hai năm nếu bạn thấy nó được giảm giá 50%.
“Tiết kiệm 15 phần trăm cho những món đồ trị giá 1.000 đô la mà bạn biết rằng mình sẽ hoàn toàn tiêu tiền sẽ mang lại lợi nhuận tốt hơn tiền của bạn so với việc kiếm 15 phần trăm trong một năm cho khoản đầu tư 1.000 đô la, bởi vì bạn không phải trả thuế cho nó”, ông giải thích trong một bài đăng trên blog.
“Hãy sống như một sinh viên” đó chính là lời khuyên của ông đối với mọi người, về việc sử dụng tiền một cách tiết kiệm và lựa chọn những khoản hời nhất định. Đù đôi mươi phần trăm có thể không nhiều với bạn ở thời điểm hiện tại nhưng nó sẽ xây dựng một thói quen cho bạn và sẽ trở nên hữu ích đối với những con số lớn.
“Tận dụng các ưu đãi trên Amazon và những nơi khác mà bạn có thể mua số lượng lớn. Bởi vì có cũng là cách bạn có thể tiết kiệm từ 20-40% khoản chi tiêu của mình. Và đây cũng chính là khoản đầu tư tốt nhất mà bạn có thể thực hiện”, ông Cuban nói.
Theo ông, việc trở thành một “người mua sắm thông minh” sẽ dễ dàng hơn là đầu tư vào thị trường chứng khoán.
5. Học cách thương lượng trong chi tiêu.
Theo lời khuyên của Mark Cuban, đối với những thứ mà bạn mua, bạn cần học cách thương lượng giá xuống (hoặc theo cách gọi thông thường là trả giá). Theo ông, bất cứ sản phẩm nào cũng có khả năng để thương lượng, từ một vật định giá hay sử dụng một dịch vụ nào đó.
Ông Cuban nói rằng sử dụng tiền mặt có thể là một công cụ đàm phán mạnh mẽ: “Tôi luôn nói với mọi người rằng, nếu bạn ra ngoài, khi bạn tham gia một lớp học yoga và họ muốn tính phí bạn 30 USD. Hãy thử thương lượng để nó với giá 20 USD”. Vị tỷ phú cho rằng đàm phán bằng tiền mặt là một cách tốt hơn nhiều để thu hồi vốn đầu tư của bạn.
V. 4 phương pháp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả mùa Covid- 19:
Covid-19 không những đem lại những tác động xấu về sức khỏe mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến nền kinh tế của Việt Nam và cả thế giới. Hàng triệu người thất nghiệp, hàng chục ngàn công ty phá sản, nền kinh tế đi xuống trầm trọng… Vì thế chúng ta cần có những cách quản lý tài chính hiệu quả để vượt qua mùa dịch này.

1. Hãy tích trữ một khoản tiền mặt nhất định.
Trước những biến động khó lường của nền kinh tế do dịch bệnh gây ra, chúng ta không thể biết khi nào chiếc thẻ ATM của chúng ta bị “đóng băng” hoặc bị ảnh hưởng. Vì thế, tích trữ một khoản tiền mặt riêng là biện pháp tối ưu để có thể “sinh tồn” trong mùa dịch.
Chúng ta nên quản lý tài chính bằng cách dự phòng tiền mặt đủ để sinh hoạt trong vòng 3-6 tháng tiếp theo để có thể kịp ứng biến nếu mọi thứ có diễn biến xấu hơn.
2. Tiết kiệm chi tiêu.
Tiết kiệm luôn là phương pháp quản lý tài chính hiệu quả. Trong thời kì kinh tế khó khăn như hiện nay, việc tiết kiệm cần được đẩy mạnh hơn nữa. Bằng mọi cách, hãy gia tăng khoản tiết kiệm của cá nhân càng nhiều càng tốt.
Chúng ta có thể tiết kiệm bằng cách săn hàng giảm giá, mua hàng theo combo, tự nấu ăn, hạn chế ra ngoài, tiết kiệm điện nước…
3. Tạo thêm nhiều nguồn thu nhập khác.
Nếu bạn đang trong thời gian giãn cách xã hội và phải ở nhà thì việc tìm thêm những nguồn thu nhập khác là điều cần thiết. Khoảng thời gian này chúng ta cần xem xét lại bản thân có kĩ năng nào nổi trội để từ đó có thể tìm kiếm thêm những công việc khác để gia tăng thêm thu nhập.
Trong thời điểm giãn cách xã hội, phần lớn mọi người ai cũng ở nhà. Việc hạn chế giao tiếp trực tiếp vô tình tạo “cơ hội” cho thương mại điện tử phát triển. Bạn có thể gia tăng thu nhập bằng cách mở những gian hàng online, làm cộng tác viên bán hàng, viết blog, làm đồ homemade… Những cách làm trên cũng phần nào giúp chúng ta quản lý tài chính cá nhân hiệu quả hơn.
4. Cố gắng bảo vệ sức khỏe bản thân.
Bảo vệ bản thân trước dịch bệnh không những giúp chúng ta quan tâm đến sức khỏe của mình nhiều hơn mà còn giúp chúng ta tiết kiệm một khoảng tiền đáng kể. Hãy tưởng tượng xem điều gì sẽ xảy ra nếu bạn mắc phải Covid-19? Bạn sẽ phải cách ly và chữa trị trong một khoảng thời gian dài. Điều đó sẽ làm cho bạn mất đi thu nhập cũng như tiêu tốn khá nhiều chi phí phát sinh trong suốt quá trình điều trị.
Vì thế, quan tâm sức khỏe luôn là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của mỗi người. Mỗi cá nhân nên tự ý thức bảo vệ sức khỏe của mình để cùng nhau để xóa tan dịch bệnh.
Tử Đằng.
You must log in to post a comment.