Đầu tư giá trị từ lâu đã trở thành sách lược đầu tư nòng cốt để đi lâu, đi bền với thị trường. Hiểu một cách đơn giản, đó là bạn mua vào cổ phiếu bị định giá thấp hơn giá trị thực khi thị trường đang biến động. Sau đó, bạn chỉ cần đợi giá trị của chúng trở về đúng vị trí và thu lợi nhuận.
>>>Xem thêm: Đầu tư giá trị (Value investing) là gì? 5 nguyên tắc cơ bản trong đầu tư giá trị
I. Nguồn gốc lý thuyết đầu tư giá trị
Benjamin Graham là cha đẻ của lý thuyết đầu tư giá trị. Những cuốn sách của ông và David Dodd đã được coi là “kinh thánh” trong đầu tư giá trị. Tiếp nối Graham, Warren Buffett đã không ngừng phát triển các lý thuyết này. Chúng được W.Buffett áp dụng thành công cho tới bây giờ.
Bản chất của đầu tư giá trị đến từ quy luật giá trị. Trong đó, giá cả của hàng hóa sẽ có sự biến động nhất định. Do đó, mua cổ phiếu ở giá thấp hơn giá trị nội tại cổ phiếu thì sẽ thu được lợi nhuận cao hơn.
II. Ba nhân tố mà nhà đầu tư giá trị cần quan tâm
Giá của cổ phiếu
Chúng bị chi phối bởi một vài nhân tố sâu xa và sự biến đổi khôn lường. Sự biến động tâm lý của các nhà đầu tư sẽ khiến cho giá cả rơi vào mức giá nhất định.
Giá trị cổ phiếu
Cổ phiếu cũng là một loại hàng hóa nên giá của nó cũng chịu sự ảnh hưởng của quy luật cung cầu. Trái lại, công ty mà cổ phiếu đại diện thì giá trị nội tại lại giữ ổn định trong một thời gian nhất định. Do đó, giá trị nội tại của doanh nghiệp không đồng nghĩa với giá thị trường. Có thể, trong trường hợp nào đó giá trị và giá cả đồng nhất, nhưng rất hiếm. Thông thường, hai thông số này không trùng nhau.
Biên giới an toàn
Khi giá trị trường của cổ phiếu xuống thấp hơn giá trị nội tại của công ty thì đó chính là lúc bạn nên mua vào. Bạn chắc chắn sẽ nhận lại được sự báo đáp xứng đáng. Sự chênh lệch giữa giá trị thực và giá cả chính là “biên giới an toàn”. Biên giới an toàn càng lớn sẽ thể hiện độ an toàn càng cao.
III. Những điều cần lưu ý khi đầu tư giá trị
Chiến lược đầu tư giá trị có thể đem lại lợi nhuận khủng cho bạn nhưng không phải ai cũng có thể làm được điều đó. Phương pháp đầu tư thông minh không phải cứ nắm giữ dài hạn sẽ tốt. Điều mà nhà đầu tư giá trị cần đặc biệt quan tâm đó là biên giới an toàn. Như vậy, nếu việc bạn xác định giá trị thật của cổ phiếu càng tương đối chính xác chừng nào, thì sẽ tạo ra cơ hội đầu tư giá trị càng hấp dẫn chừng đấy.
a. Định giá doanh nghiệp bằng cách nào?

b. Mối liên hệ giữa cách định giá doanh nghiệp và thời gian
Thời gian là “người bạn đồng hành”
Đối với phương pháp định giá 1 và 2 thì thời gian sẽ được xem như những “người bạn đồng hành”. Có thể ở thời điểm hiện tại, doanh nghiệp bạn đầu tư không có giá trị hấp dẫn. Nhưng lại rất có tiềm năng trong tương lai. Lúc này, thời gian chính là yếu tố khiến doanh nghiệp đó trở nên hấp dẫn.
Không những thế, nhà đầu tư giá trị theo phương pháp mua và nắm giữ cổ phiếu cần xem xét kỹ lưỡng doanh nghiệp đang định rót vốn vào. Liệu rằng ban lãnh đạo công ty có chính trực hay không? Lợi thế cạnh tranh của công ty họ thế nào? Liệu có bền vững? Công ty của họ có độ rộng thị trường như thế nào; Độ tăng trưởng của doanh nghiệp ra sao..vv.. Và vô vàng câu hỏi khác liên quan đến doanh nghiệp đó nữa.
Định giá một công ty là một công việc rất tốn thời gian, đòi hỏi sự nghiêm túc cực cao nếu không sẽ rất dễ mắc sai lầm. Đó là lý do vì sao mà có rất nhiều người cũng theo chiến lược đầu tư giá trị mà không thành công như W.Buffett hay Munger.
Thời gian là “kẻ thù”
Ngược lại, nếu bạn định giá theo phương pháp thứ 3 thì thời gian lại là “kẻ thù”. Ở phương pháp này, nhà đầu tư cần quan tâm đến giá trị thanh lý của công ty.

Như vậy, bạn có thể kiếm được món hời cực lớn sau khi mua. Tuy nhiên, thời gian vẫn là điều cần lưu ý. Vì càng kéo dài thời gian, không thanh lý càng sớm, đôi khi nó sẽ gây lỗ nặng cho nhà đầu tư. Do đó, bạn càng rút ngắn thời gian trở về giá trị thực bao nhiêu thì khả năng sinh lời càng cao và rủi ro càng thấp.
Bài viết sử dụng thông tin từ tinnhanhchungkhoan và quyển “Sách lược đầu tư của W.Buffett”
Thanh Nhị
You must log in to post a comment.