Overbought (quá mua) và oversold (quá bán) là hai thuật ngữ khá phổ biến trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán. Cùng tìm hiểu chi tiết về hai thuật ngữ này trong bài viết sau đây.
I. Khái niệm về overbought (quá mua) và oversold (quá bán).
1. Overbought (quá mua) trên thị trường chứng khoán.
– Overbought được gọi với nhiều cái tên khác nhau như: quá mua, dư mua, mua vượt mức, siêu mua. Trong bài này chúng ta sẽ thống nhất gọi là quá mua.
– Overbought (quá mua) là tình trạng giá giao dịch của một loại chứng khoán được các nhà phân tích và nhà đầu tư cho rằng đang cao hơn giá trị nội tại của nó.
2. Oversold (quá bán) trên thị trường chứng khoán.
– Tại Việt Nam, oversold hay được gọi là: quá bán, dư bán, bán vượt mức, siêu bán,… Trong bài viết này chúng ta thống nhất gọi là quá bán.
– Oversold (quá bán) là trạng thái giá của một loại chứng khoán đang bị thị trường giao dịch thấp hơn giá trị nội tại của nó.
3. Nguyên nhân.
– Trạng thái quá mua xuất hiện có thể do có những thông tin tốt từ công ty phát hành, ngành kinh doanh hay thị trường chung.
– Trong khi đó, nguyên nhân dẫn đến quá bán có thể là do các thông tin bi quan về công ty cơ sở. Ngoài ra, việc ngành nghề của công ty không được ưa chuộng như trước hay tình hình trầm lắng của thị trường chung cũng có thể dẫn đến tình trạng này.
II. Một vài dấu hiệu nhận biết.
– Phần này đưa ra những dấu hiệu nhận biết tình trạng overbought (quá mua) và oversold (quá bán) đối với một loại chứng khoán. Giả sử, chúng ta đang xem xét chứng khoán A.

1. Hệ số giá trên thu nhập (hệ số P/E).
– Hệ số giá trên thu nhập gọi tắt là chỉ số P/E. Nó phản ánh kỳ vọng của thị trường vệ sự tăng trưởng thị giá cổ phiếu trong tương lai.
– Nếu hệ số P/E của một cổ phiếu tăng vượt quá hệ số P/E của ngành, thì giá chứng khoán A đang được định giá cao hơn so với giá trị nội tại. Có nghĩa là xuất hiện tình trạng quá mua.
– Trong khi đó, quá bán xuất hiện khi hệ số P/E của một cổ phiếu hạ xuống thấp hơn mức P/E của ngành. Nếu bạn là nhà đầu tư dài hạn thì có thể xem xét mua chứng khoán A vào lúc này.
2. Chỉ số RSI.
– Chỉ số RSI (Relative Strength Index) hay còn gọi là chỉ số sức mạnh tương đối. Nó được dùng để kiểm tra diễn biến giá của cổ phiếu trong một thời kỳ nhất định.
+ Ngưỡng overbought (quá mua): RSI lớn hơn hoặc bằng 70.
+ Ngưỡng oversold (quá bán): RSI nhỏ hơn hoặc bằng 30.
– Tuy nhiên khi quan sát thông qua chỉ số RSI nhà đầu tư nên hết sức cẩn thận. Nên đợi đến lúc RSI ra khỏi vùng quá bán hay quá mua thì mới tiến hành mua/ bán chứng khoán. Hoặc tốt nhất, bạn nên phối hợp quan sát chỉ số RSI cùng với một số chỉ số khác để có quyết định đúng đắn hơn. Vì RSI cũng có trường hợp tạo ra những tín hiệu giả.
Thị trường chứng khoán là một thị trường đầu tư đầy hấp dẫn. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp nhà đầu tư nắm bắt thị trường này tốt hơn.
Bài viết tham khảo thông tin từ CTCP Chứng Khoán TP HCM, Vietnambiz.
An Bình.
You must log in to post a comment.