I. Đại khủng hoảng là gì?
Đại khủng hoảng là thời kì suy thoái kinh tế trên toàn cầu kéo dài 10 năm. Ngày thứ năm đen tối “Black Thursday” ( 24/10/1929) chính thức báo hiệu sự bắt đầu của cuộc đại khủng hoảng. 4 ngày sau đó, giá cổ phiếu lao dốc 22% dẫn đến sự sụp đổ của thị trường chứng khoán. Trên thực tế, đại khủng hoảng đã nảy sinh từ trước do sự thiếu cân bằng giữa cung và cầu của nền kinh tế.
Đại khủng hoảng ảnh hưởng tới mọi khía cạnh của xã hội:
- Ti lệ thất nghiệp chạm tới ngưỡng đỉnh điểm từ 3% đến 25% vào năm 1933. Lương của những người vẫn còn công việc cũng giảm. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) bị cắt giảm còn một nửa; từ 103 tỉ xuống còn 55 tỉ, một phần do lạm phát. Căn cứ theo Cục Thống kê lao động, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm 27% từ tháng 11/1929 tới tháng 3/1933.

- Các nhà lãnh đạo thông qua luật thuế quan Smoot-Hawley với mong muốn cải thiện cho các ngành công nghiệp nội địa. Tuy nhiên, hàng rào thuế quan của Mỹ tăng cao càng làm tình hình tồi tệ hơn. Giao thương với các nước khác cũng tuột dốc không phanh, giảm 66% từ 1929 đến 1934.
- Từ thành thị đến nông thôn, nông dân phải đối mặt với mất mùa, giá ngô giảm 40 – 60%.
Đại khủng hoảng nhanh chóng lan rộng ra toàn thế giới và dẫn đến sự bùng nổ của chiến tranh thế giới thứ hai.
II. Nguyên nhân đại khủng hoảng xảy ra
Theo Ben Bernanke – chủ tịch hội đồng quản trị cũ của Federal Reserve, ngân hàng trung ương đã “góp phần” gây ra cuộc đại khủng hoảng. Ngân hàng trung ương đã xiết chặt quá mức chính sách tiền tệ: đáng lẽ phải tăng cung tiền, thay vì làm điều ngược lại. Bernanke đã chỉ ra 5 sai lầm nghiêm trọng của Cục dự trữ Liên Bang (FED):
- FED bắt đầu gia tăng lãi suất liên bang vào mùa xuân năm 1928. Sau đó, lãi suất không ngừng tăng trong suốt quá trình suy thoái kinh tế năm 1929.
- Khi thị trường chứng khoán sụp đổ, các nhà đầu tư quay về thị trường tiền tệ. Tại thời điểm đó, đạo luật bản vị vàng (Gold Standard Act) được áp dụng giúp định giá vàng dựa trên giá trị của đồng đô la. Từ tháng 9 năm 1931, những người đầu cơ bắt đầu trao đổi đô la cho vàng. Điều này làm cho đồng đô la rớt giá thảm hại trong khi giá vàng tăng vọt.
- FED tiếp tục tăng lãi suất trong nỗ lực bảo vệ giá trị của đồng đô la. Nhiều công ty kinh doanh bị hạn chế tiếp cận với nguồn tiền dẫn đến phá sản.
- FED không tăng nguồn cung tiền để chống lại lạm phát.
- Các nhà đầu tư rút hết các khoản tiền gửi làm cho các ngân hàng rơi vào hoàn cảnh khó khăn. FED cũng lờ đi sự tuyệt vọng của các ngân hàng. Thêm vào đó, tiền được rút hết ra khỏi các tổ chức tài chính càng khiến cho nguồn cung tiền thiếu hụt.

Tóm lại, FED không cung cấp đủ tiền để giúp cho nền kinh tế vận hành trở lại. Thay vào đó, FED để cho tổng nguồn cung đô la Mỹ giảm xuống còn 1/3.
III. Lý do giúp đại khủng hoảng kết thúc
Năm 1932, Franklin D. Roosevelt đắc cử tổng thống. Ông hứa sẽ tạo nên các chương trình chính phủ liên bang giúp chấm dứt khủng hoảng kinh tế. Trong vòng 100 ngày, ông ban hành chính sách “Kinh Tế Mới” hình thành nên 43 cơ quan mới. Những cơ quan này tạo ra việc làm, thành lập công đoàn, và cung cấp các gói trợ cấp thất nghiệp. Cho tới nay, nhiều chương trình này vẫn tồn tại. Chúng giúp bảo vệ nền kinh tế và ngăn chặn cuộc suy thoái khác.
Nhiều ý kiến tranh cãi rằng Thế Chiến thứ hai mới là nguyên nhân chấm dứt cuộc đại khủng hoảng, không phải nhờ vào chính sách “Kinh Tế Mới”. Tuy nhiên, nhiều quan điểm khác cho rằng nếu FDR dùng nhiều tiền cho chính sách “Kinh Tế Mới” như cho cuộc chiến tranh thì cuộc đại suy thoái đã sớm kết thúc. Từ khi thông qua chính sách “Kinh Tế Mới” cho tới trận không kích Trân Châu Cảng là 9 năm. Trong khoảng thời gian đó, FDR chỉ tăng số nợ lên 3 tỷ cho dự luật “Kinh Tế Mới”. Trái lại, chi tiêu cho ngân sách quốc phòng tăng 23 tỷ tiền nợ năm 1942, và thêm 64 tỷ tiền nợ trong năm 1943.
Bài viết tổng hợp từ TheBalance và Wikipedia
Minh N.
You must log in to post a comment.