Trước những tác động của khủng hoảng kinh tế trong đại dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp lựa chọn cách cắt giảm việc hoạt động, thu hẹp quy mô sản xuất hoặc “ngủ đông” chờ cơ hội phát triển sau dịch bệnh. Tuy nhiên, cũng có những doanh nghiệp lựa chọn đây là thời điểm thực hiện các hoạt động mua bán và sát nhập (M&A).
I. M&A là gì?
M&A là tên viết tắt của cụm từ Mergers và Acquisitions, hiểu đơn giản là sát nhập và mua lại.
Trong đó, sát nhập là sự hợp tác giữa hai doanh nghiệp có quy mô tương đương nhau với mục đích ra đời một công ty với tư cách pháp nhân mới. 2 doanh nghiệp hợp tác với nhau vì lợi ích và thường thì 2 bên đều có lợi ích như nhau. Còn mua lại là việc doanh nghiệp thực hiên mua một công ty có quy mô nhỏ hơn, thường lợi ích sẽ thuộc về công ty lớn hơn.
II. Một số thương vụ M&A nổi tiếng tại Việt Nam.

III. M&A trong đại dịch Covid-19 là một cơ hội?
Ngoài những giá trị đem lại thường thấy trong một thương vụ M&A như tận dụng các tiềm lực có sẵn, chuyển giao công nghệ,… M&A hậu Covid-19 còn đem lại một số lợi ích khác.
1. Không có nhiều đối thủ cạnh tranh.
Trong khi nhiều công ty vẫn đang phải điều chỉnh hướng đi của để vượt qua cơn đại dịch thì lợi thế nằm ở việc không có nhiều đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, việc M&A lúc này được đánh giá là khá mạo hiểm. Trong thị trường không chắc chắn này như hiện tại, nhiều công ty sẽ không có sự rõ ràng về tầm nhìn để đánh giá giá trị lâu dài của việc mua lại chiến lược.
2. Cơ hội mua lại những doanh nghiệp với giá rẻ.
Chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, một số doanh nghiệp phải bán đi các nhà máy, xí nghiệp, cổ phần của mình với mức giá khá rẻ để cải thiện tài chính cũng như thanh toán các khoản nợ. Đây cũng có thể xem là cơ hội tốt để thâu tóm với giá rẻ.
3. Công ty giao dịch sẽ phải trả khoản bảo hiểm khá lớn.
Thương vụ mua lại Sprint trị giá 26 tỷ USD của T-Mobile kết thúc vào tháng 4 năm 2020, đã phải trả 50% phí bảo hiểm cho các cổ đông của Sprint để đồng ý bán. Với những thương vụ khác, thậm chí con số còn có thể lớn hơn.
4. Chìa khóa là hướng phát triển sau đại dịch.
Tuy vậy, yếu tố quyết định chính cho sự thành công của một thương vụ mua bán không phải là giá mua; đó là những gì giá trị được nhận ra sau khi đóng. Điều này đòi hỏi một CFO có tầm nhìn vẽ ra được nhiều hướng đi cho công ty. Câu hỏi đặt ra là liệu có kinh nghiệm và khả năng biến nó thành một công ty có giá trị trong một vài năm hay không.
Bài viết có tham khảo thông tin từ Forbes.com và Brandsvietnam
Nhật Minh
You must log in to post a comment.