Từ đầu năm đến nay, tình hình thị trường chứng khoán khá bất ổn khiến nhà đầu tư lao đao. Ví dụ như: lệnh ngắt mạch thị trường được kích hoạt, chứng khoán rớt điểm mạnh…vv.. Tuy nhiên, đó là điều không thể tránh khỏi. Do đó, nhà đầu tư nên nắm rõ về biến động để có cách đối phó phù hợp.
1. Biến động (Volatility) là gì?
Volatility được hiểu là độ biến động. Nó là phạm vi và tốc độ mà giá di chuyển cao hơn hoặc thấp hơn cũng như mức độ dữ dội như thế nào. Trong tất cả các trường hợp, độ biến động càng cao thì càng có nhiều rủi ro.
Chúng thường được đo bằng độ lệch chuẩn (standard deviation) hoặc phương sai (variance) giữa các lợi nhuận từ các loại chứng khoán hay chỉ số thị trường tương tự.
2. Các loại biến động

a. Biến động giá
Đây là loại được gây ra bởi ba yếu tố tạo ra sự dao động mạnh trong cung và cầu.
Đầu tiên đó là tính thời vụ. Ví dụ, mùa xuân và mùa hè là mùa của những kỳ nghỉ, lượng khách đi du lịch vào các thời điểm này sẽ nhiều hơn so với mùa đông và mùa thu.
Yếu tố tiếp theo đó là thời tiết. Ví dụ, giá nông sản phụ thuộc vào nguồn cung. Nhưng nông sản lại phụ thuộc vào thời tiết. Nếu thời tiết thuận lợi sẽ cho mùa màng bội thu và ngược lại.
Còn yếu tố thứ 3 là cảm xúc. Ví dụ: Dịch Covid-19 bùng nổ, người dân lo lắng sẽ bị nhiễm bệnh nên đã đổ xô nhau đi mua khẩu trang y tế. Giá mỗi hộp có thể lên đến vài trăm ngàn. Đó là lý do khiến giá cả khẩu trang y tế trong giai đoạn đó rất hỗn loạn.
b. Biến động cổ phiếu
Giá của một số cổ phiếu rất biến động. Nhà đầu tư sẽ rơi vào tình trạng khó lường trước điều gì sẽ xảy ra, sinh lời hay chịu rủi ro khi mua phải loại cổ phiếu đó.
Các nhà đầu tư đã phát triển một phép đo biến động cổ phiếu được gọi là beta. Nó cho bạn biết giá cổ phiếu tương quan với chỉ số Standard & Poor’s 500 tốt như thế nào.
Nếu cổ phiếu đó di chuyển hoàn hảo cùng với chỉ mục, bản beta sẽ là 1.0. Các cổ phiếu có beta cao hơn 1.0 sẽ biến động hơn so với S&P 500. Các cổ phiếu có beta dưới 1.0 không biến động.
c. Biến động thị trường
Là vận tốc thay đổi giá cho bất kỳ thị trường nào. Bao gồm hàng hóa, ngoại hối và thị trường chứng khoán…
Ở thị trường chứng khoán, volatility gia tăng thường là dấu hiệu cho thấy đỉnh thị trường hoặc đáy thị trường. Người ta gọi đó là thị trường không ổn định vì tại đó có rất nhiều điều không chắc chắn.
d. Biến động ngụ ý
Chúng mô tả mức độ biến động mà các nhà giao dịch quyền chọn nghĩ rằng cổ phiếu sẽ có trong tương lai. Theo đó, bạn có thể mua một tùy chọn trên một cổ phiếu mà bạn nghĩ rằng nó sẽ có nhiều biến động. Nếu bạn đúng, giá của tùy chọn sẽ tăng và bạn có thể bán nó để kiếm lợi nhuận. Nói cách khác, nếu giá quyền chọn bắt đầu tăng, điều đó có nghĩa là sự biến động ngụ ý đang tăng lên.
e. Biến động lịch sử
Là mức độ biến động của một cổ phiếu trong 12 tháng qua. Nếu giá cổ phiếu có nhiều thay đổi trong năm qua, nó sẽ rủi ro hơn. Điều đó có thể dẫn đến khiến cổ phiếu đó trở nên kém hấp dẫn. Do đó, bạn rất khó bán và kiếm lợi nhuận từ nó, có thể bạn phải giữ chúng một thời gian dài trước khi giá bình ổn trở lại.
Tóm lại, những sự bất ổn trên thị trường chứng khoán sẽ không bao giờ dừng lại. Tuy nhiên, mức độ và nhà đầu tư có thể bị rơi vào loại nào thì tùy thuộc vào thị trường. Vì vậy, nhà đầu tư nên phân tích kỹ lưỡng và đưa ra chiến lược riêng, phù hợp nhất nhé!
Bài viết tham khảo thông tin từ Investopedia và Thebalance.
Thanh Nhị
You must log in to post a comment.