Black Monday – ngày thứ 2 đen tối là cái tên được đặt cho những lần sụt giảm mạnh của thị trường chứng khoán. Tính đến thời điểm hiện tại, thị trường chứng khoán Mỹ đã trải qua đến 4 lần “Black Monday”. Chúng xảy ra lần lượt vào các năm 1929, 1987, 2015 và gần đây nhất là 3/2020.
1. Ngày thứ 2 đen tối năm 1929
Vào ngày 28/10/1929, ngày thứ 2 đen tối đầu tiên diễn ra. Thị trường chứng khoán Mỹ thời điểm đó ghi nhận sự sụt giảm tới 12,82%. Nhà đầu tư bắt đầu đổ xô nhau bán tháo. Mặc dù nó vẫn chưa đủ làm nên cuộc Đại suy thoái, nhưng cũng đã làm phá vỡ niềm tin của các nhà đầu tư. Đó là tiền đề cho ngày thứ 2 đen tối 1929.
Nguyên nhân chính dẫn đến sự việc trên được cho là mọi người nhận ra các ngân hàng đã sử dụng tiền tiết kiệm của mình để đầu tư vào Phố Wall. Khi thị trường chứng khoán sụt giảm, các ngân hàng đã phải đóng cửa vào cuối tuần, và sau đó chỉ đưa ra 10 xu trên đồng đô la.
Sự việc trên đã dẫn đến hệ lụy nghiêm trọng. Người chưa bao giờ đầu tư chứng khoán cũng phải chịu cảnh mất trắng số tiền gửi tiết kiệm cả đời của mình; ngân hàng không có tiền gửi phải phá sản; các doanh nghiệp thiếu vốn lại không thể vay; người mua muốn mua nhà cũng không thể mua…vv..
Không những thế, các nhà đầu tư phố Wall cũng đã chuyển sang mua vàng đẩy giá vàng tăng lên đáng kể. Mọi người cũng chuyển đồng đô la thành vàng vì đồng đôla được gắn khiến nguồn dự trữ trở nên cạn kiệt. Đáp lại sự việc đó, Cục Dự trữ Liên bang đã phải tăng lãi suất để bảo vệ giá trị của đồng đô la.
2. Ngày thứ 2 đen tối năm 1987
Đây là ngày thứ 2 đen tối tiêu biểu, được sử dụng thường xuyên nhất để nói đến việc giảm phần trăm một ngày lớn thứ hai trong lịch sử thị trường chứng khoán.

Sự việc diễn ra vào ngày 19/10/1987. Hôm đó, chỉ số công nghiệp của Mỹ (Dow Jone) mất 508 điểm (tương đương -22,6% giá trị). Các nhà đầu tư đồng loạt rút tiền khỏi thị trường chứng khoán. Các giao dịch diễn ra đồng thời dẫn đến sự quá tải của các sàn giao dịch như Fedwire và NYSE Dot. Nó đã khiến cho tất cả nhà đầu tư bị nhiễu loạn và mất hoàn toàn thông tin thị trường.
Không những thế, 23 thị trường khác trên thị trường cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Cụ thể, các thị trường ở Malaysia, Mexico và New Zealand sụt giảm 30 – 39% giá trị; Hồng Kông, Úc và Singapore sụt giảm trên 40% giá trị. Ước lượng tổng thiệt hại với toàn thế giới lúc bấy giờ lên tới 1,7 nghìn tỷ đô la Mỹ.
3. Ngày thứ 2 đen tối năm 2015
Khi Shanghai Composite Index mất 8,5% đã dự báo khởi đầu cho một thời kỳ khủng hoảng mới. Ngày 24/8/2015, thị trường chứng khoán Mỹ trở nên hoảng loạn, chỉ số Dow Jones giảm 1.089 điểm xuống 15.370,33. Đó là mức giảm 16% so với mức cao ngày 19/5 là 18.312,39. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán đã nhanh chóng hồi phục và đóng cửa chỉ 533 điểm dưới mức mở. Nhưng sau đó, đà bán mạnh trở lại khiến Dow Jones có phiên sụt giảm mạnh nhất 4 năm; S&P 500 cũng mất gần 4%.
Các thị trường chứng khoán khác cũng lao dốc theo như Nhật Bản, Hàn Quốc. FTSE 100 (Anh) ngày 28/4 trở thành một trong những phiên giảm kỷ lục khi có lúc giảm tới 6%. Ngoài ra, CAC 40 (Pháp) chốt phiên cũng giảm 5,35% , còn DAX (Đức) mất 4,7%.
4. Ngày thứ 2 đen tối năm 2020
Ngày thứ 2 đen tối một lần nữa lặp lại vì đại dịch covid-19. Ghi nhận vào ngày 16/3/2020, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 2.997,1 (tương đương 12,93%); Chỉ số Nasdaq Composite mất 970,28 điểm (tương đương 12,32%); Chỉ số S&P 500 rơi 12%, mức thấp nhất kể từ tháng 12/2018. Điều đó khiến cho phố Wall đã trải qua mức suy giảm lớn nhất kể từ đợt sụp đổ 1987 mặc cho Fed đã giảm lãi suất cơ bản về gần bằng 0.
Ở các thị trường lớn khác như Úc, Nhật Bản và Anh cũng lao dốc không kém. Tại Việt Nam, các nhà đầu tư cũng chứng kiến mức giảm điểm kỷ lục khi chỉ số VNIndex mất tới 55.95 điểm, tương ứng với hơn 6% giá trị thị trường.
Sự sụt giảm lần này của thị trường chứng khoán toàn cầu được đánh giá trầm trọng hơn rất nhiều so với ngày thứ 2 đen tối năm 1987. Các nhà đầu tư trở nên quan ngại hơn khi thấy sự suy yếu về mặt kết nối giữa tăng trưởng kinh tế và lãi suất đã được thể hiện rõ ràng qua những phản ứng của thị trường.
Không một ai biết chắc tình hình thị trường phía trước như thế nào. Nhưng hy vọng thị trường sẽ sớm trở lại trạng thái bình thường. Không những thế, mà còn sẽ phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Bài viết tham khảo thông tin từ The Balance, CafeF và VnExpress.
Thanh Nhị