Ai cũng muốn startup của mình phát triển mạnh mẽ, đem lại nhiều thành công. Dù vậy, theo thống kê có đến 80% startup phá sản. Đó là lý do bạn cần biết những dấu hiệu cho thấy công ty startup của bạn đang trên đà thất bại. Và, học cách để tránh những sai lầm kiểu này ngay từ đầu.
Mọi thứ có thực sự ổn và thuận lợi như bạn nghĩ tại công ty startup của bạn không? Hay bạn chỉ là những sự ước tính thiếu tính chính xác? Bài viết sau sẽ đem đến cho bạn kiến thức về 7 dấu hiệu cảnh báo sự thất bại của công ty startup. Hãy đề phòng và tránh xa những sai lầm này, bạn nhé.
1. Những sự thay đổi liên tục trong nhân sự
Bạn thấy nhiên viên của mình liên tục đến rồi đi, chẳng ai chịu ở lại đủ lâu cả? Nếu vậy, khả năng giữ chân kém có thể là một dấu hiệu cho startup của bạn đang gặp những vấn đề.
Chắc chắn, sự thay đổi nhân sự đối với mỗi công ty là sự hiển nhiên và đó là một phần của kinh doanh. Nhưng nếu bạn nhận thấy doanh nghiệp của mình đang phải đón nhận những sự thay đổi liên tục, bạn có thể phải lo lắng nhiều hơn là thay thế nhân viên.
Theo một thống kê từ Medium, 87% nhà tuyển dụng nói rằng việc cải thiện tỷ lệ giữ chân nhân viên là ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp họ.
Nếu nhân viên không hài lòng và không nhìn thấy tương lai với doanh nghiệp của bạn, họ sẽ nhanh chóng nhảy việc. Để khắc phục được tình trạng này vấn đề này, bạn phải thực hiện quảng bá thương hiệu của nhà tuyển dụng và cho nhân viên thấy rằng bạn đánh giá cao họ. Để làm điều này, bạn có thể làm một số việc đơn giản như:
- Cung cấp chế độ đãi ngộ phù hợp
- Đêm đến một môi trường làm việc thân thiện, gắn kết các thành viên trong công ty
- Ghi nhận những nỗ lực của nhân viên
- Vẽ cho nhân viên một con đường sự nghiệp rõ ràng

2. Ngân quỹ đang cạn kiệt
Nếu bạn thấy số tiền của công ty mình thấp (hoặc không tồn tại), công ty có thể đang gặp phải một vấn đề nào đấy.
Để tăng lợi nhuận và khả năng tồn tại của doanh nghiệp, hãy đặt ra một số câu hỏi để tự vấn bản thân mình. Tại sao doanh nghiệp của bạn không kiếm tiền? Giá đặt quá cao? Bạn đang nhắm vào sai đối tượng khách hàng?
Cùng với việc xác định chính xác vấn đề, bạn cũng có thể lập một ngân sách trong kinh doanh, cắt giảm các khoản chi không cần thiết và thường xuyên theo dõi dòng tiền của mình.
3. Bạn liên tục phải khắc phục các vấn đề
Nếu bạn cảm giác mỗi lần bạn vừa xử lý xong một vấn đề thì lại có một vấn đề khác xảy đến. thì đó có thể là một dấu hiệu cho thấy startup của bạn đang đi sai hướng.
Mỗi người đứng đầu một doanh nghiệp hoặc một startup nào đấy luôn phải đối mặt với những vấn đề. Đó là một phần của việc trở thành một người dẫn đầu. Nhưng nếu bạn thấy rằng bạn đang phải đối mặt với các vấn đề liên tục, đó có thể lại chính là một vấn đề.
Nếu bạn muốn dập tắt các vấn đề trước khi chúng phát sinh, hãy giải quyết tận gốc vấn đề của bạn. Rất có thể, một trong những vấn đề nhỏ hơn đang gây ra những vấn đề lớn.
Liệt kê các vấn đề của bạn để xác định cách xử lý và giải quyết từng vấn đề. Sau đó, rút ra những bài học cho bản thân để tránh những vấn đề tương tự trong tương lai.
4. Doanh số của startup đang giảm mạnh
Là chủ doanh nghiệp, bạn có thể sẽ có những mùa cao điểm và những mùa không chạy hàng. Tuy nhiên, sự “ế hàng” quanh năm có thể là dấu hiệu cho thấy công việc kinh doanh của bạn đang thất bại.
Doanh số sụt giảm và khách hàng biến mất là những điều không doanh nghiệp nào muốn thấy. Nếu bạn nhận thấy những vấn đề này đang trở thành một mối đe dọa cho startup của mình, bạn cần thực hiện một số thay đổi một cách nhanh chóng.
Câu hỏi đặt ra là bạn có thể làm gì nếu rơi vào tình trạng này, và sau đây là một vài lời khuyên:
- Ghi nhận phản hồi của những khách hàng
- Quảng cáo để tăng độ nhận diện của sản phẩm
- Tìm hướng mới trong kinh doanh sản phẩm, đa dạng hóa hình thức và lĩnh vực kinh doanh
5. Chính bạn đánh mất niềm đam mê vào startup của mình
Hãy nhớ lại khi bạn bắt đầu startup của mình. Hãy nhớ bạn đã quyết tâm như thế nào khi thành lập công ty? Và liệu bạn còn có cảm thấy như vậy ngày hôm nay?
Đánh mất niềm tin vào chính startup của bạn có thể là một dấu hiệu cho thấy nó đang mô hình kinh doanh ấy đang chìm dần.
Niềm đam mê thúc đẩy doanh nghiệp của bạn thành công. Và nếu bạn không có động lực, startup nhỏ của bạn sẽ phải gánh chịu hậu quả.
Nếu bạn thấy dấu hiệu của niềm đam mê đã mất, hãy lùi lại một bước và nghĩ về quá khứ và tương lai của doanh nghiệp bạn. Hãy nghĩ lại lý do tại sao bạn bắt đầu.
Xây dựng một ngôi nhà thì nền móng vững chắc vẫn luôn là thứ quan trọng nhất, nếu chính bạn cũng không chắc chắn với những gì mình làm thì thất bại là điều đoán được.

6. Bạn mắc lại cùng một sai lầm
Ai cũng mắc sai lầm bởi vì không ai hoàn hảo cả, bao gồm chính bạn. Bạn thỉnh thoảng cũng sẽ mắc phải những sai lầm
Tuy nhiên, công ty khởi nghiệp của bạn có thể phá sản nếu bạn nhận thấy doanh nghiệp của mình hết lần này đến lần khác mắc sai lầm.
Lặp đi lặp lại những sai lầm giống nhau có thể là một dấu hiệu nghiêm trọng cho thấy bạn đang trở nên bất cẩn khi xử lý vấn đề. Hoặc, nó có thể có nghĩa là bạn đang không chọn đúng hướng giải quyết.
Hãy nhớ rằng, đừng bước vào những vết xe đỗ cũ của chính mình. Nếu bạn muốn duy trì hoạt động kinh doanh, hãy tìm ra những gì đã xảy ra, sửa chữa nó trong tương lai và tiếp tục.
7. Mọi người không còn chú ý vào startup của bạn
Bạn có thể gặp vấn đề lớn trong cửa hàng nếu không ai nói về công ty startup của bạn. Và nếu mọi người không nói về bạn hoặc doanh nghiệp của bạn, chắc chắn họ sẽ không bảo bạn bè của họ ghé qua doanh nghiệp của bạn để thăm.
Hãy để ý kỹ các khách hàng bạn đang có dù ít hay nhiều và quan sát xem họ đang nói gì về công ty của bạn.
Liệu họ có tương tác với thương hiệu của bạn trên mạng xã hội? Họ có để lại góp ý cho doanh nghiệp của bạn hay không? Họ có quay trở lại mua hàng nhiều hơn không? Nếu không ai nói gì về công ty của bạn mặc dù các hoạt động vẫn đang diễn ra bình thường thì đó là một dấu hiệu xấu cho tương lai.
Cân nhắc khuyến khích mọi người nói về doanh nghiệp của bạn bằng cách yêu cầu khách hàng đánh giá trực tuyến. Bạn có thể khuyến khích, chẳng hạn như một mặt hàng giảm giá hoặc miễn phí, để đưa ra phản hồi về công ty của bạn. Đây là nguồn tư liệu quan trọng vì bạn có thể sử dụng các bài đánh giá để cải thiện công ty của mình.
>> Xem thêm: 6 bài học từ những thất bại của các công ty startup
Bài viết có tham khảo thông tin từ dianhnhansaigon.vn và Forbes.com
Nhật Minh
You must log in to post a comment.