Bạn luôn loay hoay với số tiền chi tiêu hằng tháng của mình? Luôn lo sợ thiếu hụt vì thu nhập không đủ so với chi tiêu? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những bước cơ bản để quản lý tài chính cá nhân của mình.
Quản lý tài chính cá nhân là một khả năng mà mỗi chúng ta nên rèn luyện và xây dựng nó. Sau đây là 7 bước quản lý tài chính cá nhân hiệu quả.
Bước 1: Xác định ngân sách.
Đầu tiên bạn cần xác định những nguồn tiền đầu vào của mình. Các khoản tiền đầu vào của bạn có thể là: lương, thu nhập,… Các khoản đầu vào này có thể định kỳ mỗi tháng hay một khoảng thời gian nhất định.
Bước 2: Đưa ra kế hoạch phân bố chi tiêu vào 3 nhóm chi tiêu chính.
– Nhóm 1: Chi tiêu thiết yếu.
Nhóm này dành cho những chi tiêu thiết yếu. Đó là những chi tiêu mà chúng ta phải trả hằng tháng như: hoá đơn điện, nước; tiền thuê nhà;… Đối với những khoản này, bạn có thể xem lại những ghi chép chi tiêu hay hoá đơn để có cơ sở xác định con số dự kiến.
– Nhóm 2: Chi phí dự phòng.
Chi phí dự phòng hay còn được gọi là tiền tiết kiệm, quỹ khẩn cấp. Để có con số phù hợp cho khoản này bạn cần trả lời các câu hỏi như: “Những rủi ro nào được cho là khẩn cấp?”; “Chi phí trung bình nếu rủi ro đó xảy ra thì sao?”.
Thời gian đầu mới lập quỹ, không nên gượng ép bản thân phải dành nhiều tiền cho nó. Con số dành cho nhóm này ban đầu có thể dao động từ 10% – 15% là tối ưu. Sau vài tháng bạn có thể tăng lên cao hơn nếu thấy tài chính bản thân có khả năng.
– Nhóm 3: Chi phí dành cho sở thích.
Nhóm chi phí này được dùng cho việc mua sắm, giải trí,… Đối với những chi phí trong nhóm này bạn có thể xem xét và cắt giảm nếu cần thiết. Vì đây không phải là những hàng hóa thiết yếu. Đôi khi bạn mua một thứ chỉ vì bạn thích ở một thời điểm nhất định. Hãy mạnh dạn đưa ra một con số thấp hơn hiện tại.
Bước 3: Đưa ra dự tính chi.
Tiến hành liệt kê các đầu mối chi bên trong các nhóm (3 nhóm đã chia ở bước 2). Sau đó tiến hành cộng tất cả các khoản chi này để được dự tính chi cho từng nhóm.
Bước 4: Kiểm tra sự chênh lệch giữa dự chi và kế hoạch phân bố chi.
Ở bước này ta so sánh giữa dự chi (bước 3) với kế hoạch phân bố chi (bước 2). Nếu dự chi lớn hơn kế hoạch, hãy xem lại các đầu mối chi ở bước 3. Nếu có bất kỳ chi tiêu nào khiến bạn đắn đo thì đó chính là chi phí bạn cần cắt bỏ.
Bước 5: Giảm sự lệ thuộc vào thẻ tín dụng.
Thẻ tín dụng cung cấp nhiều tiện ích và tiện lợi khi chi tiêu. Tuy nhiên khi sử dụng nó quá nhiều, vô tình ta rơi vào “cái bẫy” của thẻ tín dụng.
Một số những bất tiện mà thẻ tín dụng mang lại cho người dùng:
+ Khó kiểm soát hơn nhiều so với khi sử dụng tiền mặt.
+ Phí phát sinh mà không nhận ra.
+ Nợ quá mức có thể dẫn đến chi tiêu ít kiểm soát hơn.
Những bất lợi trên khiến việc quản lý tài chính cá nhân của người sử dụng thẻ tín dụng mất đi tính hiệu quả. Vì thế hãy cẩn trọng khi dùng thẻ tín dụng để tiêu dùng. Hãy đảm bảo bạn nắm hết được những bất tiên nó mang lại.
Bước 6: Đầu tư sinh lời.
Chi phí dự phòng là chi phí bạn ít khi dùng tới. Khi tiết kiệm đôi khi bạn quên rằng bạn có thể đầu tư để số tiền tiết kiệm của mình “vận động” và sinh ra lợi nhuận. Nếu bạn để tiền của mình đứng yên một chỗ thì điều đó đồng nghĩa với việc tiền của bạn đang mất giá mỗi ngày vì tác động của lạm phát. Ngày nay có nhiều kênh đầu tư, bạn có thể tham khảo tại đây và tham gia đầu tư.
Bước 7: Tuân thủ, linh hoạt và kiên nhẫn.
Để đảm bảo kế hoạch chi tiêu được thực hiện và duy trì thì bạn nên tuân thủ những điều đã đặt ra. Tuy nhiên với kế hoạch chi tiêu mới bạn hãy cho bản thân để thích nghi. Đánh giá kết quả và linh hoạt thay đổi để bạn có thể thực hiện nó trong dài hạn. Tự quản lý tài chính cá nhân là một khả năng khá khó thực hiện. Tuy nhiên nếu bạn đủ kiên nhẫn với mục tiêu của mình thì từng bước, từng bước bạn sẽ đạt được điều bản thân mong muốn.

Hy vọng 7 bước quản lý tài chính cá nhân trên đây sẽ giúp bạn thực hiện được kế hoạch tài chính cá nhân của mình.
Bài viết tham khảo thông tin từ SHB Finance; BIDVmetlife.
An Bình.
You must log in to post a comment.