Nền kinh tế thị trường đang dần trở nên khó khăn hơn trước những biến chứng do dịch bệnh gây ra. Vì vậy, cần có các biện pháp gấp rút nhằm bù đắp các thiệt hại về kinh tế để có mức tăng trưởng tốt nhất có thể.
“Để giúp nhau vượt khó, cần phải giải ngân hết 600.000 tỷ đồng vốn đầu tư công, kể cả tăng bội chi ngân sách để triển khai gói trợ cấp cho các đối tượng bị thiệt hại nặng do COVID-19” theo ông Trương Văn Phước – thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng.
Ông Phước chia sẻ thêm, các tổ chức kinh tế uy tín thế giới dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam không đạt được như chỉ tiêu đề ra là 6,8%. Nhưng nay tình hình đã trở nên khó khăn hơn, cần phải gấp rút có các biện pháp nhằm bù đắp lại các thiệt hại về kinh tế để có mức tăng trưởng tốt nhất có thể.
1. Làm sao để có thể bù đắp các thiệt hại do dịch bệnh gây ra?
Trước kia, để bù đắp các thiệt hại, chúng ta thường dùng các biện pháp như kích cầu du lịch, tăng tiêu dùng, tăng xuất khẩu…Nhưng hiện nay do ảnh hưởng của dịch bệnh nên các biện pháp trên khó mà thực hiện được. Dịch bệnh ảnh hưởng đến toàn cầu, nhiều nước phong tỏa gây hạn chế các hoạt động đi lại. Dẫn đến các hoạt động kinh tế bị ảnh hưởng, chẳng còn ai đi du lịch, tiêu dùng trên thế giới cũng bị co thắt lại.
Hoặc với cách khác là kêu gọi vốn đầu tư từ tư nhân, vốn đầu tư nước ngoài, kêu gọi hình thức hợp tác công tư… Tuy nhiên, các kênh này cũng không tránh khỏi khó khăn do dịch bệnh. Do đó, khi dịch qua đi, kênh hữu hiệu nhất là tăng đầu tư công có ý nghĩa quyết định để không làm cho đời sống người dân khó khăn thêm.

Với đầu tư công, chúng ta có sẵn số tiền ước khoản 600.000 tỷ đồng. Nếu chúng ta triển khai nhanh và giải ngân được hết khoản tiền này trong quý 2-2020 sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm, thu nhập cho người lao động và các doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, Quốc hội, Chính phủ cần có những nghị quyết gỡ khó để đảm bảo vốn đầu tư công “chảy” ra xã hội. Thay vì trước kia việc giải ngân chậm là do có nhiều luật, nghị định… để đảm bảo vốn đầu tư công không bị lãng phí, thất thoát. Thì nay Quốc hội, Chính phủ cần phải gỡ khó, tuy chặt chẽ nhưng phải khác theo tinh thần chống dịch.
2. Nhưng liệu vốn đầu tư công có đủ sức để duy trì công ăn việc làm và bù đắp phần suy giảm tăng trưởng kinh tế?
Hiện nay các nước đều dùng chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để hỗ trợ nền kinh tế. Nhưng chính sách tiền tệ cũng có giới hạn, vì thế xu hướng chung là sử dụng mạnh hơn chính sách tài khóa. Do đó, việc bội chi ngân sách cũng được tính đến để tăng cường các gói hỗ trợ, trợ cấp cho những đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19.
Khi nguồn vốn đầu tư công “chảy” đến đúng đối tượng, đúng nơi cần hỗ trợ, sẽ giúp cuộc sống bớt khó khăn, tăng trưởng kinh tế cũng không bị vạ lây.
Bài viết tham khảo thông tin từ báo Tuổi trẻ
Xuân Hòa
You must log in to post a comment.