Trong giao dịch chứng khoán, việc giao dịch bằng các phương pháp cơ bản hay kỹ thuật là cần thiết. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là tâm lý của nhà đầu tư. Nếu không giữ vững tâm lý hay tâm lý “sai lệch” thì mức độ gặp rủi ro của nhà đầu tư là rất cao.
Vậy đâu là những tâm lý đầu tư sai lầm trong giao dịch chứng khoán?
Trong cuốn sách nổi tiếng “Trading in The Zone” của tác giả Mark Douglas cho rằng: 95% các sai lầm trong giao dịch xuất phát từ tâm lý sợ hãi hoặc tự tin thái quá của nhà đầu tư.
Sau đây là một số sai lầm tâm lý phổ biến trong đầu tư chứng khoán gồm:
1. Quá tự tin
Sau một chuỗi lệnh thắng, các trader thường có suy nghĩ tự tin thái quá rằng mình có thể dự đoán thị trường và kiểm soát nó. Đây là hành vi tâm lý phổ biến nhất trong thị trường chứng khoán. Nó có thể che mờ đi lý trí của NĐT khi đưa ra các kết quả dự đoán.
Khi quá tự tin nhà đầu tư sẽ không còn quan trọng việc đa dạng hóa các danh mục đầu tư. Đây chính là một trong những lý do khiến các nhà đầu tư dễ bị ảnh hưởng bởi các biến động bởi các định giá cổ phiếu trên thị trường chung.
Tự tin trong phân tích là điều cần thiết. Nhưng nếu quá tự tin nó sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình giao dịch của bạn.
2. Tư duy chắp vá
Tư duy chắp vá cũng là một trong những tâm lý đầu tư có liên quan đến sự tự tin thái quá. Sự thiếu nhất quán trong tư duy khiến nhà đầu tư khó thay đổi, chấp nhận những cái mới.
Giả sử, ban đầu bạn đưa ra quyết định dựa trên những thông tin có sẵn. Sau đó, bạn lại nhận được những thông tin khác có ảnh hưởng đến quyết định ban đầu. Tuy nhiên, thay vì bạn tìm hiểu, phân tích các thông tin mới và liên kết chúng lại với những thông tin ban đầu; thì bạn lại chọn việc chăm chú phân tích, chỉnh sửa lại các phân tích cũ ban đầu. Lúc này, bạn đang đi theo tư duy lối mòn, phân tích một cách chắp vá.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính, làm cho nhà đầu tư rối bời bởi những thông tin mới.

3. Khung phụ thuộc
Mức độ rủi ro của nhà đầu tư được xác định dựa trên hoàn cảnh tài chính cá nhân; giới hạn thời gian đầu tư hay số vốn đã rót vào. Khung phụ thuộc ở đây là đề cập đến xu hướng thay đổi khả năng chịu rủi ro dựa trên xu thế chung của thị trường.
Ví dụ, nếu các trader không muốn chịu rủi ro cao khi thị trường đi xuống thì họ cũng phải sẵn sàng chịu rủi ro cao hơn lúc thị trường bắt đầu tăng điểm.
4. Sợ thua lỗ
Khi trở thành nhà đầu tư thì không một ai thích cảm giác thua lỗ và bị mất tiền. Tuy nhiên, việc ác cảm với cảm giác thua lỗ có thể khiến bạn thua lỗ nặng nề hơn.
Ví dụ, một trong số khoản đầu tư của bạn có thể giảm 20-25% vì lý do tốt. Lúc này, quyết định phổ biến là quên đi thua lỗ ấy và tiếp tục đầu tư. Tuy nhiên, bạn lại không thể làm cho giá chứng khoán tăng trở lại.
Và những suy nghĩ tiếp theo sẽ rất nguy hiểm, bởi nó thường dẫn đến những tổn thất nặng nề khác. Hành động này cũng như các “con bạc” cố gắng cược những khoản tiền lớn với hy vọng gỡ gạc lại số vốn đã mất.
5. Cơ chế phòng thủ
Các nhà đầu tư thường hình thành một tâm lý chung đó là cơ chế phòng thủ. Đôi khi, có những khoản đầu tư bị thua lỗ, bạn sẽ nghĩ rằng đây không phải lỗi của bản thân mình mà là do ảnh hưởng của thị trường hoặc các yếu tố khác. Suy nghĩ này được hình thành là do bạn quá tự tin vào bản thân. Chính điều đó sẽ tạo cho bạn một cơ chế phòng thủ cho bản thân. Nhà đầu tư sẽ không chịu nhận lấy khuyết điểm của mình mà bắt đầu đổ lỗi do thị trường…Nếu tiếp tục kéo dài sẽ để lại hậu quả xấu về sau.
6. Tâm lý bầy đàn
Tâm lý bầy đàn cũng là một trong những sai lầm phổ biến của NĐT trong chứng khoán. Vì thiếu cả kiến thức lẫn kinh nghiệm, nhà đầu tư mới thường chạy theo số đông mà không biết điều gì sẽ xảy ra sau đó.
Điều này thường xuyên xảy ra trên thị trường chứng khoán. Khi đám đông cùng mua vào một loại cổ phiếu khiến giá cổ phiếu tăng lên, dễ tạo ra giá ảo; đẩy thị trường lên cao. Ngược lại, khi NĐT lo sợ giá cổ phiếu giảm sẽ dẫn đến tình trạng bán tháo để cắt lỗ.
Do đó, chúng ta không nhất thiết phải đi ngược đám đông, nhưng có thể không làm theo họ. Hãy tự ra quyết định độc lập bằng cách chuẩn bị và trau dồi kiến thức về chứng khoán. Theo đó, bạn có thể tự chủ trong quyết định đầu tư của mình.
Bài viết sử dụng thông tin từ BCS.com, Vietnambiz và Tinnhanhchungkhoan
Hoài Xuân
You must log in to post a comment.