P/E là chỉ số thể hiện mối quan hệ giữa giá cổ phiếu thị trường và lợi nhuận sau thuế trong một năm của một công ty. Đây là cũng một trong những chỉ số quan trọng giúp nhà đầu tư định giá cổ phiếu của một công ty phổ biến và đơn giản nhất. Tuy nhiên, khi chỉ xét đơn thuần hệ số P/E, bạn sẽ khó để định giá cổ phiếu một cách chính xác mà nó còn phụ thuộc vào các nhân tố khác nữa.
Dưới đây là 6 nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hệ số P/E mà bạn cần biết:
1. Hệ số EPS (thu nhập trên mỗi cổ phiếu)
Nếu tỷ lệ tăng trưởng EPS càng cao thì hệ số P/E cũng có xu hướng tăng theo
2. Hệ số đòn bẩy tài chính
Nếu hệ số đòn bẩy tài chính cũng tác động rất nhiều đến hệ số P/E. Nguồn vốn của một công ty được hình thành từ vốn nợ và vốn chủ sở hữu. Do đó, khi hệ số đòn bẩy tài chính cao thì P/E của công ty đó sẽ thấp hơn so với một số công ty khác tương đương trong ngành.
3. Hệ số P/E của các cổ phiếu cùng ngành
Ở cùng một ngành nghề, cổ phiếu của các công ty thường có xu hướng biến động cùng chiều. Nhờ đó, bạn cũng có thể so sánh P/E của công ty với P/E trung bình ngành để biết cổ phiếu của công ty trong ngành cao hay thấp một cách nhanh nhất.
4. Hệ số P/E của toàn thị trường
P/E toàn thị trường có ảnh hưởng rất lớn tới P/E riêng lẻ của từng loại cổ phiếu. Cụ thể, ở thị trường chứng khoán Việt Nam, khi thị trường điều chỉnh tăng hay giảm thì đa số các công ty đơn lẻ cùng tăng hoặc cùng giảm. Điều này dẫn đến P/E của các công ty này tăng, giảm theo.
5. Lĩnh vực kinh doanh đa dạng

Lĩnh vực vực kinh doanh của công ty đa dạng thì sẽ giúp làm giảm sự biến động mạnh về thu nhập trên mỗi cổ phiếu của công ty đó. Lý do là vì khi công ty hoạt động kinh doanh trong nhiều mảng sẽ đồng nghĩa với việc phân tán rủi ro, ổn định thu nhập hơn. Chính vì điều này giúp những công ty đa dạng hoá hoạt động kinh doanh được các nhà đầu tư đánh giá cao.
6. Lãi suất của thị trường
Vì hầu hết giá cả của chứng khoán đều bị ảnh hưởng bởi lãi suất nên có thể nói yếu tố này sự tác động rất lớn đến hệ số P/E. Nếu lãi suất thị trường cao sẽ dẫn đến giá chứng khoán và hệ số P/E thấp hơn. Vì giá trị hiện tại của các khoản thu nhập tương lai của công ty sẽ thấp hơn do phải chiết khấu ở mức lãi suất cao.
7. Vậy nên sử dụng phương pháp P/E sao cho hiệu quả?
- Chỉ nên áp dụng đối với những doanh nghiệp cùng ngành.
- Nhà đầu tư cần loại trừ những khoản thu nhập bất thường để tăng tính chính xác của việc định giá cổ phiếu.
- Nên lấy trung bình tỷ lệ P/E trong khoảng thời gian vài năm để xây dựng một tỷ lệ P/E tiêu chuẩn và sử dụng trong quá trình ra quyết định.
Lưu ý: Do chịu tác động từ nhiều yếu tố khác nhau nên dù bạn đang áp dụng hệ số P/E để định giá cổ phiếu của 2 doanh nghiệp cùng ngành đôi khi cũng khó chính xác hoàn toàn. Chính vì thế, các chuyên gia đã khuyên rằng, khi sử dụng phương pháp định giá này, nhà đầu tư cần linh hoạt. Không nên áp đặt một một cách khiên cưỡng khi so sánh các công ty khác ngành nghề, hay so sánh công ty với thị trường chung. Điều này cũng giống như khi bạn đi mua nhà, với cùng diện tích nhưng tiện ích, môi trường xung quanh (như gần trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại)…v.v.. khác nhau thì cũng giá cũng khác biệt nhau.
Bài viết tham khảo thông tin từ CafeF và tinnhanhchungkhoan.vn
Thanh Nhị
You must log in to post a comment.