Khởi nghiệp luôn được coi là một môi trường đầy khắc nghiệt đối với những doanh nhân. Mỗi năm, hàng chục nghìn công ty startup mới ra đời nhưng theo thống kê thì không quá 10% số công ty ấy sẽ tồn tại năm thứ 3. Số lượng công ty có được chỗ đứng trên thị trường hiển nhiên sẽ càng nhỏ hơn. Từ vô số những thất bại ấy, dưới đây là 6 bài học xương máu mà bạn có thể rút ra.
Thất bại của bất kì công ty nào cũng sẽ trẻ giá bởi tiền bạc, mồ hôi, công sức,… Do vậy, nếu học hỏi từ những sai lầm của người khác, chúng ta có thể tiết kiệm chi phí và đầu tư vào một ý tưởng tốt hơn.
“Hãy luôn học hỏi từ những sai lầm của người khác, chứ không phải của bạn. Chi phí bạn phải trả sẽ rẻ hơn” – Donald Trump
1. Thống nhất rõ ràng với người đồng sáng lập công ty
Đã có trường hợp một số công ty trải qua thời kỳ khó khăn do một người đồng sáng lập mất hứng thú, bí mật nhận các hợp đồng khác hoặc thực hiện những hành vi mờ ám và rời khỏi đất nước. Đây quả thực là trải nghiệm kinh khủng. Có người ví mối quan hệ đồng sáng lập giống như một cuộc hôn nhân và cuộc hôn nhân ấy có những cung bậc căng thẳng, bổ ích, đáng sợ và khó hiểu. Đó là lý do bạn phải chọn đối tác của bạn một cách khôn ngoan. Ông bà ta có câu “Chọn mặt gửi vàng” quả thật không sai trong trường hợp này.
Nếu hai bạn là bạn bè, hãy thảo luận về cách mà điều này có thể sẽ thay đổi kết cấu tình bạn của bạn. Nếu bạn mới gặp, hãy dành thời gian tìm hiểu nhau. Nói về động cơ, phong cách làm việc, kỳ vọng và quá trình ra quyết định của bạn. Xác định các chỉ số thành công và các lĩnh vực trọng tâm.
Làm việc cùng nhau trong một thời gian thử nghiệm. Đừng vội vàng phát hành cổ phiếu ngay từ ngày đầu tiên vì điều đó sẽ khiến nó trở nên lộn xộn nếu bạn quyết dịnh dừng startup của mình lại.
2. Nghiên cứu kĩ càng trước khi đón nhận rủi ro
Luôn có người cho rằng những công ty khởi nghiệp nên đón nhận những rủi ro, từ đó mới có thể tạo đà phát triển cho công ty. Tuy nhiên, tư tưởng này dường như phù hợp dành cho một cá nhân hơn là cho một công ty. Vì có sự khác biệt rất lớn giữa rủi ro đối với một cá nhân và rủi ro đặt vào một công ty. Để giảm rủi ro, nhiều nhà sáng lập huy động vốn đầu tư mạo hiểm. Nếu bạn đang có ý định làm điều này, bạn hãy dùng số tiền đó đầu tư vào công việc nghiên cứu thì hơn.
Trước đây khi huy động tiền vốn cho một công ty, điểm mấu chốt mà công ty cần làm là tìm hiểu về quy mô của toàn bộ thị trường. Rủi ro ngừng sử dụng của khách hàng mục tiêu cũng là một trong những nguyên nhân thay đổi khả năng mở rộng quy mô của công ty. Nếu startup thực hiện quá trình nghiên cứu sớm hơn, quy trình gây quỹ sẽ diễn ra nhanh hơn.
Nhìn vào thất bại của WeWork, có thể thấy một trong những nguyên nhân chính nằm ở khâu nghiên cứu thị trường, mở rộng công ty một cách vô tội vạ đã dẫn đến sự tụt dốc không phanh trong nguồn quỹ của công ty.

3. Đối mặt trực diện với vấn đề
Có một số người lãnh đạo một tập thể với tư duy lạc quan. Điều này có thể tốt nhưng đôi khi lại có thể ngăn họ nhận ra các vấn đề đang xảy ra với công ty. Một số khác lại có xu hướng không bao giờ phát tán tin xấu cho nhóm làm việc của mình hoặc các nhà đầu tư để “không làm ai đó sợ hãi một cách không cần thiết”. Điều này vô tình đã ngăn cản hàng chục người thông minh với những bộ não nhanh nhạy có thể giúp giải quyết vấn đề.
Khi có vấn đề xảy ra, hãy minh bạch về chúng với nhóm của công ty. Thảo luận về những gì họ có thể xảy ra, những gì có thể mất nếu chưa giải quyết kịp và tìm ra phương pháp giải quyết cho phù hợp. Chúng ta có quyền tự hào với những gì mình đã làm được nhưng cũng đừng phủ nhận những thất bại. Quan trọng nhất vẫn là tìm được hướng giải quyết cho những vấn đề.
Trước hết hãy xác định rõ ràng các vấn đề như mục tiêu của bạn là gì, những giả thuyết của bạn là gì, điều gì có thể xảy ra,… Những câu trả lời này giúp bạn xây dựng một quy trình để cải thiện và giảm bớt nỗi sợ hãi khi phải đương đầu với một vấn đề mà bạn cho là nan giải.
4. Tiếp thu từ những khách hàng
Travis Steffen – giám đốc điều hành của GrowFlow và tác giả bán chạy nhất của Viral Hero chia sẻ quan điểm của mình: “Hầu hết các nhà sáng lập mới đều thành lập công ty sau khi có ý tưởng. Tôi tin rằng đây là lý do tại sao hầu hết các công ty đều thất bại. Ý tưởng của riêng bạn kém giá trị hơn nhiều so với ý tưởng từ những khách hàng tiềm năng.“
Ông đã xây dựng những công ty ban đầu của mình từ những ý tưởng của riêng mình, nhưng những ý tưởng ấy luôn thất bại. Một trong số chúng đã vô cùng sai lầm và toàn toàn không đem lại hiệu quả cho người dùng cũng như lợi nhuận. Một số khác thì sai ở mức tương đối và cần được điều chỉnh trước khi trở nên khả thi.
Nhiều năm sau, ông gạt cái tôi của mình sang một bên và nhận ra rằng thành công của startup đến nhanh hơn khi ông bắt đầu những cuộc trò chuyện với khách hàng – những người có thể sẽ đầu tư thời gian hoặc tiền bạc vào sản phẩm của công ty.
5. Duy trì những tiêu chuẩn của công ty
“High expectations are the key to everything.” – Sam Walton, Walmart Founder
KPI được biết đến như một công cụ đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động của một bộ phận trong một công ty. Nếu nhóm của bạn không đạt được KPI hàng quý, trong nhiều lần, bạn có thể sẽ nhận được yêu cầu hạ thấp chúng. Ở giai đoạn mới bắt đầu, một số nhà lãnh đạo có xu hướng đã đồng ý để mọi người đều cảm thấy tốt hơn. Rồi quý tiếp theo đến, khi lại thiếu KPI và điều tương tự cũng được đề xuất.
Trong bóng đá nếu bạn hay sút hỏng ra ngoài, liệu huấn luyện viên có đổi mục tiêu của bạn sang đá bóng ra ngoài khung thành không? Câu trả lời rất tiếc là không. Tất nhiên, nếu công của bạn không đạt được mục tiêu của họ điều đó sẽ thấy thất vọng. Tuy vậy, đây có thể là động lực để họ cải thiện trong khoảng thời gian sắp tới. Đừng hạ thấp mục tiêu để đạt được hiệu suất thấp. Nâng cao hiệu suất của mỗi cá nhân và duy trì KPI ban đầu chính là điểm mấu chốt.

6. Làm ít hơn nhưng tốt hơn
Khi bạn chọn làm ít hơn, nhưng tốt hơn, khách hàng và nhà đầu tư của bạn sẽ chứng kiến sự tập trung của bạn vào việc giải quyết một vấn đề tốt hơn bất kỳ ai có thể. Nó có thể chứng minh cho mọi người chiều sâu của khả năng tư duy của bạn. Đừng tham công tiếc việc để rồi mọi thứ chẳng đâu vào đâu cả, chất lượng luôn quan trọng hơn chất lượng.
Một phương thức khác được áp dụng để làm ít đi là gia tăng năng suất lao động với sự phục vụ của khoa học kĩ thuật và giữ nguyên thời gian lao động (hoặc thậm chí là giảm đi) sẽ giúp công việc trở nên suông sẻ hơn.
>> Xem thêm: 7 bí mật đằng sau thành công của một startup
Bài viết có tham khảo thông tin từ Forbes.com và vtv.vn
Nhật Minh
You must log in to post a comment.