Một trong những “nạn nhân” chịu ảnh hưởng lớn nhất bởi dịch Covid-19 chính là những ông chủ khách sạn vừa và nhỏ. Thậm chí có những khách sạn phải bán tháo do không đủ tiền chi trả chi phí.
1. Tình hình không mấy khả quan
Trên các trang mạng bất động sản, hay các group mua bán nhà đất trên mạng xã hội những ngày qua, ta có thể dễ dàng bắt gặp những thông tin rao bán các tài sản là khách sạn mini hay khách sạn quy mô vừa và nhỏ (3-4 sao).
“Cần tiền bán gấp”, “bán cắt lỗ” hay “bán giá rẻ”,… thường là những thông điệp các chủ sở hữu đưa ra khi bán tài sản. Những trường hợp rao bán như vậy không còn là chuyện hiếm trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp.
2. Những ai đang chịu áp lực?
Theo ông Phan Xuân Cần (Chủ tịch Công ty Sohovietnam – đơn vị chuyên tư vấn M&A bất động sản) cho rằng với tình hình khó khăn hiện nay thì sẽ có nhiều người buộc phải bán tài sản. Trong đó, các khách sạn nhỏ đang chịu áp lực lớn nhất, cụ thể là 3 đối tượng như sau:
Một là, những nhà đầu tư thuê khách sạn để kinh doanh tại các thành phố lớn hay khu vực ven biển.
Họ thường thành lập công ty, đớp lấy cơ hội là du lịch bùng nổ để kinh doanh. Thường các nhà đầu tư thuê 1-2 khách sạn. Thế nhưng, cũng có nhà đầu tư thuê cả chuỗi từ 10-15 khách sạn. Mô hình kinh doanh của họ thường là thuê khách sạn rồi đầu tư thêm trang thiết bị nội thất rồi vận hành kinh doanh.
Dịch Covid-19 đã khiến ngành du lịch hầu như phải đóng băng. Đây chính là đòn đánh mạnh khiến nhóm đối tượng này lao đao, nhiều khả năng phải nhượng lại quyền kinh doanh khách sạn với giá rẻ.
Ba lý do chính được cho là:
– Không có dòng tiền từ hoạt động cho thuê phòng.
– Việc phải trả tiền thuê hàng tháng là một gánh nặng lớn, sẽ khó cầm cự được lâu.
– Dù ngưng hoạt động nhưng vẫn phải chi trả nhiều chi phí…

Hai là, những nhà đầu tư có nguồn tiền từ đòn bẩy tài chính, vay tiền ngân hàng để xây dựng các khách sạn rồi vận hành kinh doanh.
Dịch Covid-19 khiến các khách sạn này phải đóng cửa, dẫn đến việc phải cắt giảm nhân sự bởi không có doanh thu. Đây là nhóm nằm trong diện nguy hiểm. Họ phải bằng mọi giá bán đi tài sản của mình nếu tình trạng này kéo dài từ 3-5 tháng. Bởi họ không thể chịu nổi áp lực từ đòn bẩy tài chính.
Ba là, nhóm các ông chủ sở hữu khách sạn bằng nguồn vốn tự có của mình.
Trong tình hình hiện tại, nhóm này đang chờ đợi dịch bệnh qua đi để hoạt động tiếp. Với nguồn lực kinh tế tự có, nhóm này duy trì sở hữu tài sản, ít bán giá rẻ. Họ sẽ chọn cách đóng cửa khách sạn, cắt giảm chi phí tối đa để chờ đợi dịch qua đi.
Bài viết tham khảo thông tin từ CafeF, Trí thức trẻ.
Huỳnh Duyên
You must log in to post a comment.