Trong đời sống người Việt, tích trữ vàng đã trở thành một thói quen khó bỏ. Nguyên nhân của tích lũy vàng đến từ đâu, những hệ lụy đằng sau thói quen đó là gì?
Từ hơn hàng ngàn năm trước, con người đã biết đến các loại đặc điểm của kim loại vàng. Không lâu sau đó, vàng vượt trên các loại hàng hóa khác, vượt khỏi phạm vi địa lý, trở thành một loại hàng hóa đặc biệt: phương tiện thanh toán, cất trữ giá trị.
Trong lịch sử Phong kiến Việt Nam, Vàng được coi là nguồn ngân sách quan trọng quyết định sự hưng thịnh của các triều đại. Qua các giai đoạn chiến tranh, vàng đã dần trở thành tài sản cất giữ cho nhiều thế hệ. Khái niệm vàng tiền tệ cũng dần chi phối cho khái niệm vàng hàng hóa, dù ở thời hiện tại vàng được dùng nhiều trong lĩnh vực công nghiệp điện tử, nữ trang, nha khoa.
Trong thập kỷ 80 của thế kỷ 20, vàng được dùng như một phương tiện trao đổi, định giá trực tiếp khi nước ta chứng kiến lạm phát cao. Thời gian đầu thập kỉ 90, hơn 50% giao dịch nhà đất được quy thành Vàng miếng SJC.
Ở khu vực nông thôn, các bà mẹ có thói quen tích trữ vàng làm của hồi môn cho con; các bà mẹ chồng cũng sẽ dùng vàng để tặng cho con dâu mới. Trong các buổi tiệc đầy tháng, thôi nôi,… người ta cũng thường dùng vàng để làm quà tặng cho các nhân vật chính trong buổi tiệc. Điều này cho thấy, cuộc sống của người Việt đã gắn liền với kim loại quý này.
“Số liệu của Hội đồng Vàng thế giới cho thấy nhu cầu đầu tư vàng vật chất (chưa kể nữ trang) của thế giới tăng mạnh từ 3,6 tỷ USD năm 2003 lên 76,6 tỷ USD năm 2011, nhưng đang có xu hướng giảm từ cuối 2012. Tính chung cả năm 2012, nhu cầu đầu tư vàng toàn cầu đạt 67,4 tỷ USD. Tại Việt Nam, nhu cầu đầu tư vàng đạt khoảng 87,8 tấn, tương đương 4,56 tỷ USD trong năm 2011. Con số của năm 2012 là 65,6 tấn. Nếu tính cả nữ trang, nhu cầu đầu tư vàng tại Việt Nam năm ngoái vào khoảng 77 tấn, tương đương 4,13 tỷ USD, giảm 24% so với 2011.”
Tuy nhiên, theo dòng chảy thời gian và sự ra đời của tiền tệ, vàng đã dần mất đi chức năng thanh toán của nó.
1. Tại sao các cá nhân hoặc tổ chức vẫn tiếp tục tích trữ vàng?
Với câu hỏi đó, có 3 nguyên nhân chính sau đây:

-
Chỉ số lạm phát ở Việt Nam luôn ở mức cao.
Chính vì lạm phát luôn ở mức cao khiến đồng tiền ngày càng mất giá. Trong tình hình đó, người dân sẽ lựa chọn trữ vàng như một biện pháp an toàn.
-
Các sản phẩm tài chính bảo toàn vốn chưa phát triển, còn nhiều bất cập.
Các sản phẩm tài chính bảo toàn vốn chưa phát triển, chưa phổ biến với khu vực nông thôn (vốn chiếm hơn 60% dân số và đang có thu nhập ổn định nhưng lại ít sự hiểu biết về các chỉ số tài chính). Trong khi đó khu vực nông thôn lại chính là nơi có nhu cầu vàng vật chất cao.
-
Truyền thống giữ vàng làm của, thừa kế, hồi môn đã có từ lâu đời và vẫn còn tồn tại.
2. Những hệ lụy phía sau thói quen này là gì?

-
Làm giảm hiệu quả của chính sách tiền tệ
Khi sử dụng vàng làm công cụ thanh toán, tiết kiệm, đặc biệt là lĩnh vực bất động sản sẽ làm giảm hiệu quả của chính sách tiền tệ. Trong bối cảnh vàng tăng mạnh, sử dụng vàng cho mục đích tiền tệ sẽ làm tăng giá các tài sản trong giao dịch và thanh toán bằng vàng, gây sức ép tới lạm phát.
-
Giảm dự trữ ngoại tệ, giảm tính linh hoạt của chính phủ
Khi chính phủ tăng nhập khẩu vàng vật chất cung cấp cho người dân sẽ làm giảm dự trữ ngoại tệ, giảm tính linh hoạt của Chính phủ trong xử lý các tình huống ngăn ngừa khủng hoảng.
-
Giảm vốn đầu tư của xã hội
Hiện nay, vàng được đa số được người dân mua về tích trữ. Điều này gián tiếp đặt gánh nặng lên ngân sách nhà nước trong đầu tư phát triển.
-
Gây ra những dư luận xã hội tiêu cực và ẩn chứa nhiều rủi ro.
Bài viết có tham khảo thông tin từ Tạp Chí Tài Chính và Đầu tư Chứng Khoán
Tử Đằng
You must log in to post a comment.