Sau cơn khủng hoảng kinh tế năm 2007, nhiều người vẫn còn lo sợ về nguy cơ xảy ra một cuộc suy thoái khác. Thất nghiệp cơ cấu, biến động giá dầu và thay đổi trên thị trường chứng khoán là những lý do khiến nhiều người tin rằng cuộc Đại Khủng Hoảng lần II sắp xảy ra.
I. So sánh tình hình năm 1929 và hiện tại
1. Đại Khủng Hoảng:
Năm 1933, 15 triệu người Mỹ (20% dân số) thất nghiệp và một nửa số lượng ngân hàng tuyên bố phá sản.
Chính sách “Kinh Tế Mới” của Tổng thống Franklin D Roosevelt được cho là thúc đẩy kinh tế tăng 3% trong 3 năm từ năm 1933. Tuy nhiên, khi ngân hàng dự trữ liên bang tăng lãi suất vào năm 1937, nền kinh tế chững lại và quay lại tình trạng suy thoái.
2. Dịch Covid-19 bùng nổ:
Tổng số đơn xin trợ cấp thất nghiệp là 22 triệu tính đến hết ngày 11/4. Cục dự trữ liên bang (FED) dự đoán tỉ lệ thấp nghiệp của quý II/2020 có thể chạm ngưỡng 32.1%. Tỉ lệ này cao hơn rất nhiều so với 25% của Đại Khủng Hoảng.
Tháng 3/2020, thị trường chứng khoán sụp đổ vì sự hoảng loạn bán tháo của nhiều nhà đầu tư.
Tổng thống Trump không chịu từ bỏ chiến tranh thương mại với Bắc Kinh. Nền công nghiệp sản xuất của cả Trung Quốc và Mỹ đều bị đình trệ.
Ngân hàng trung ương áp dụng chính sách mở rộng tiền tệ.

Hiện tại có rất nhiều dấu hiệu của suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, khả năng kéo dài 10 năm như Đại Khủng Hoảng là không chắc chắn.
II. 4 lý do cuộc Đại Khủng Hoảng không thể xảy ra
- Cuộc khủng hoảng sẽ không xảy ra chính xác như năm 1929. Rất nhiều luật được thông qua và nhiều cơ quan chính phủ được thành lập sau Đại Khủng Hoảng. Mục đích của việc này là để ngăn chặn biến cố kinh tế như Đại Khủng Hoảng gây ra.
- Ngân hàng trung ương toàn cầu, bao gồm cục dự trữ liên bang (FED), đã nhận thức được tầm quan trọng của việc kích cầu kinh tế bằng chính sách mở rộng tiền tệ. Điển hình tháng 10/2008, ngân hàng trung ương đã thành công ngăn chăn khủng hoảng bằng cách bảo lãnh các ngân hàng. Các ngân hàng chủ động giảm lãi suất và hỗ trợ tín dụng vào hệ thống tài chính thế giới.
- FED thông qua chính sách chống lạm phát.
- Chính sách tiền tệ sẽ bị giới hạn nếu không có chính sách tài khoá (chi tiêu của chính phủ và thuế). Chính sách này giúp đưa nền kinh tế về trạng thái cân bằng. Tháng 3/2020, Quốc Hội đã thông qua 2 nghìn tỷ luật cứu trợ thảm hoạ dịch Covid-19 (CARES). Năm 2009, dự luật kích thích kinh tế đã giúp ngăn chặn sự khủng hoảng kinh tế. Hai chính sách tiền tệ và tài khoá bổ trợ cho nhau có thể ngăn chặn được cuộc khủng hoảng kinh tế khác.
Vì thế, khả năng Đại Khủng Hoảng lần II xảy ra là rất thấp.
Bài viết có sử dụng thông tin từ The Guardian, The Balance và TradingEconomics
Minh N.
You must log in to post a comment.